Việc cho con sử dụng các thiết bị điện tử từ sớm trở thành thói quen của nhiều gia đình. Khi bố mẹ thường lạm dụng Ipad để tránh sự phiền phức do sự nghịch ngợm của trẻ mang lại. Ngoài những lợi bất cập hại về sức khỏe khi các bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử sớm. Khi tiếp xúc từ sớm và nhiều khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh về mắt. Dần như các bậc phụ huynh đã quên đi các tác hại đối với trẻ.
Hãy cùng chúng tôi đưa ra một số tác hại đối với trẻ khi tiếp xúc quá sớm nhé.
10 Tác hại đối với trẻ khi tiếp xúc với thiết bị điện tử
Lười hoạt động thể chất:
Khi trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử từ sớm sẽ khiến các bé lười hoạt động. Chắc các anh chị cũng đang thắc mắc tại sao chúng tôi lại trả lời như vậy?
Thiết bị điện tử rất dễ thu hút và lôi cuốn người tiêu dùng. Từ trẻ nhỏ cho đến người lớn tuổi. Nhưng việc sử dụng như thế nào cho hợp lý và hiệu quả. Đa số chúng ta sẽ sử dụng quá thời gian nên sử dụng. Và các bé nhà mình cũng vậy các bé sẽ bị lôi cuốn bởi các chương trình. Vì vậy sau khi đi học về hay ăn cơm các bé đều muốn nằm và xem các chương trình. Lúc đó sẽ dần tạo thói quen cho bé là sẽ xem chương trình thay vì đi chơi, tập thể dục…
Ngay cả chúng ta người lớn cũng thế thôi ạ. Luôn bị cuốn và có khi quên luôn thời gian. Có khi quên luôn bữa ăn và giấc ngủ.
Không còn hứng thú đọc sách:
Trẻ đọc sách in sẽ có lợi cho sự phát triển trí não. Đối với các bé còn nhỏ chưa biết đọc chữ thì khi các bậc phụ huynh kể truyện thì bé sẽ không muốn nghe. Bé sẽ chỉ mong được xem các chương trình hơn. Bởi các chương trình luôn có hình ảnh sinh động. Còn các bé lớn khi biết đọc chữ rồi thì cũng sẽ không thích đọc sách. Bởi trong cuốn sách sẽ không thu hút được các bé bởi nội dung truyện. Các bé sẽ thích thú hơn khi xem các chương trình hoặc chơi game.
Giảm năng lực tập trung:
Quá nhiều thứ kích thích giác quan như âm nhạc lớn, tivi, internet sẽ gây hại đến khả năng tập trung của trẻ. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ.
Làm nghèo trí tưởng tượng và kỹ năng sáng tạo:
Trẻ cần chạm vào thiên nhiên, lắng nghe những câu chuyện sẽ hình thành trí tưởng tượng và sáng tạo. Nếu xem Ipad nhiều đồng nghĩa với việc giảm trí tưởng tượng và kỹ năng sáng tạo của con.
Rối loạn khả năng chú ý, nhận thức:
Trẻ nhỏ xem ipad không kiểm soát có liên quan đến rối loạn khả năng chú ý, nhận thức, suy giảm khả năng tự điều chỉnh.
Béo phì:
Do thiếu vận động có thể dẫn tới tình trạng béo phì. Sau khi mỗi bữa ăn các bé sẽ lười vận động và sẽ thường ngồi xem tivi hoặc nằm để chơi game. Như vậy sẽ khiến lượng mỡ thừa bị tích tụ lại và việc tiêu hóa không tốt. Gây nên tình trạng béo phì ở trẻ.
Mắc các chứng bệnh tinh thần:
Dùng ipad nhiều có thể làm gia tăng bệnh trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực và các vấn đề thần kinh khác. Đặc biệt khi xem các chương trình các bé có thể sẽ bắt chước. Có thể sau khi xem các chương trình hành động sẽ ảnh hưởng đến các bé. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy cho các bé nhà mình xem đúng các chương trình phù hợp với lứa tuổi của bé.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch sớm:
Những trẻ xem ipad hàng giờ có thể sẽ bị hẹp mạch máu võng mạc, một dấu hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ em và huyết áp cao.
Dễ nổi nóng, thiếu kiên trì:
Với những trẻ xem ipad nhiều, trẻ dễ nổi nóng trong cách cư xử hàng ngày. Đồng thời thường thiếu kiên trì trong việc học tập.
Dễ dàng thấy được khi tới bữa ăn các bé thường đòi xem các chương trình. Nếu bậc phụ huynh không đáp ứng được các bé sẽ cáu gắt, mày nheo và ăn vạ. Trong lúc học cũng vậy bé sẽ không thể kiên trì để học mà có xu hướng chuyển qua chơi game và xem các chương trình điện tử hơn.
Gặp các vấn đề về thị lực:
Khi mắt tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử sẽ gây nguy cơ bị bệnh về mắt rất cao. Nhất là khi xem tập trung quá mắt sẽ không chớp liên tục. Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử dễ khiến mắt. Nhất là đối với mắt của trẻ dễ bị tật khúc xạ hay các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị… Như vậy sẽ ảnh hưởng khá lớn đối với các bé.
———-★★★★★———-
SẢN PHẨM THIÊN NHIÊN TRẦN MAO
Hotline : 0931113327 Tư vấn viên công ty sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn nha !!
Đ/C : 222 Mai Anh Đào , phường 8, thành phố Đà Lat – Lâm Đồng.