Khi sử dụng lá Đinh lăng, rất nhiều người thường đặt câu hỏi: Uống nước lá Đinh lăng có tác dụng gì? Để trả lời câu hỏi trên, các bạn cùng tìm hiểu thành phần có trong cây Đinh lăng để để có được câu trả lời một cách thuyết phục nhất.
I.Đặc điểm Cây Đinh lăng
Tên gọi khác: cây gỏi cá, nam dương sâm
Tên Khoa học: Polyscias fruticosa
Là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thảo mộc trong y học cổ truyền. Đi sâu vào những cây cùng có họ với nhân sâm (Panax ginseng) làm thảo mộc bổ.
Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5-2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống.
Cụm hoa chùy ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc. Cây ra hoa tháng 4-7.
Cách trồng: cây đinh lăng trồng bằng thân.
Bộ phận dùng và chế biến: Dùng toàn bộ rễ hoặc vỏ rễ của cây đã trồng trên 3 năm. Còn dùng thân, cành và lá. Thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hoặc phơi khô. Khi dùng tẩm nước gừng sao có mùi thơm.
II.Cây Đinh Lăng chữa bệnh gì ?
– Chữa phong thấp,thấp khớp ( dùng rễ đinh lăng).
– Chữa ho suyễn ( rễ cây đinh lăng).
– Nổi mề đay,ngứa,dị ứng ( lá đinh lăng).
– Chữa tắc tia sữa ( rễ nấu nước hoặc lá nấu cháo).
– Bồi bổ cơ thể,ngừa dị ứng ( rễ nấu nước uống) hoặc có thể ngâm rượu củ đinh lăng dùng trong các bữa ăn hàng ngày.
– Bảo vệ tế bào gan,chữa chứng thiếu máu não,mất ngủ.
III. Tác dụng của cây đinh lăng
1. Chữa lành vết thương
Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.
2. Lợi sữa
Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi.
Sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
3. Chữa chứng mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.
4. Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ.
Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
6. Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
7. Chữa sưng đau cơ khớp
Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách.
Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thảo mộc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.