Bồ công anh – thầy thảo mộc của bạn
Bồ công anh là cây có hoa thường mọc ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ (hầu hết chúng ta đều biết đến chúng như 1 loài cỏ dại).
Cả lá và rễ của cây bồ công anh đều có thể sử dụng làm thảo mộc. Tất cả các phần của cây đều sử dụng được, bao gồm lá, rễ và hoa, vài bộ phận thì được sử dụng như thảo mộc.
Cây Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L., Họ Cúc – Asteraceae, trong dân gian cây Bồ công anh còn gọi là cây Bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mũi mác, Diếp trời.
I.Đặc điểm Cây bồ công anh
Cây Bồ công anh nhỏ cao 0,6 – 1,0m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành. Lá dài 30cm rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Bồ công anh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Cách trồng cây bồ công anh: Trồng Bồ công anh bằng hạt, trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10. Có thể trồng bằng mấu gốc, sau 4 tháng là thu hoạch được.
Bộ phận dùng, chế biến của Bồ công anh: Thường dùng lá Bồ công anh, thu hoạch lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, dùng tươi tốt hơn. Cũng có thể dùng cả cây bỏ rễ, cắt nhỏ, phơi khô để dùng.
II.Thành phần hóa học của bồ công anh
Dược điển Việt Nam quy định: lá bồ công anh khô có độ ẩm không quá 12%, tro toàn phần không quá 9%, ngọn có hoa không quá 10%, tạp chất hữu cơ (lá cây khác) không quá 1%, tỉ lệ ngọn mang lá và hoa dài quá 20cm, không quá 10%.
Trong cây có chứa chlorophylle, chất đắng taraxacin và một chất kết tinh taraxacerin, inulin, levulose, mannitol, cholin, saponin, một chất nhựa dầu (1,8%) từ đó tách được các alcool: taraxasterol, homotaraxasterol, cluytianol, các sterol, tinh dầu, caroten, axít folic, axít béo (gồm axít melissic và p. hydroxyphenacetic), các vitamin A, B, C, các chất khoáng Ca, Fe, P, K, Mg, Na, Si, Mn, S…
Phần lá và hoa chứa các thành phần: nước 88,8g%, protein 0,6g%, carbonhydrat toàn phần 3,7g%, chất sợi 0,44g%, phần chiết được bằng ether 1,6g%, tro 2,3g%, các chất khoáng: phosphor 59,lmg%, sắt 3,3mg%, calcium 473,5mg%, vitamin A 6.700 đơn vị quốc tế/100g, vitamin C 73mg%.
Trong lá còn có vitamin B1 0,19mg%, vitamin B2 0,14mg%, vitamin B6 0,8mg%.
Trong hoa còn có các chất lecithin, violaxanthin, xanthophyl, taraxanthin.
Hạt có chứa alcaloid.
III.Công dụng của trà bồ công anh Thảo Nguyên
1.Giúp giảm lượng nước
Nếu bạn đang cảm thấy đầy hơi, trà bồ công anh có thể giúp bạn vì nó giống như một thứ thảo mộc lợi tiểu và làm tăng lượng nước tiểu. Một nghiên cứu cho thấy sau khi dùng hai chén trà làm từ lá bồ công anh thì lượng nước tiểu tăng lên đáng kể.
2.Giúp Gan khỏe hơn
Từ lâu, trong y học cổ truyền, Rễ bồ công anh được dùng như như một “loại thảo mộc bổ gan” . Nghiên cứu sơ bộ cho thấy điều này một phần là do chúng có khả năng làm tăng dòng chảy của mật.
Nghiên cứu về cách chúng tác dụng lên hoạt động của gan chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu về liệu pháp thiên nhiên tin rằng trà rễ bồ công anh có thể giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da và mắt, và giảm các triệu chứng của bệnh gan.
3.Có thể dùng để thay thế cà phê tự nhiên
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các chế phẩm từ rễ Bồ công anh tại các nhà thảo mộc tại địa phương tuy nhiên bạn cũng có thể thu hoạch và tự chế biến ra bồ công anh sạch cho riêng mình, không thảo mộc trừ sâu, không thảo mộc diệt cỏ.
Rễ của bồ công anh non khi rang lên có màu nâu đậm. Sau khi ngâm trong nước nóng cho trà ngấm, bạn có thể thưởng thức nó thay thế cho cà phê.
4.Điểm tương đồng giữa Bồ công anh và một thảo mộc giảm cân?
Một nghiên cứu tại Hàn Quốc gần đây cho biết bồ công anh có tác dụng tương tự các loại thảo mộc giảm cân Orlistat, nó hoạt động bằng cách ức chế Lipaza, một loại enzyme được giải phóng trong quá trình tiêu hóa chất béo. Thử nghiệm về tác dụng từ chiết xuất bồ công anh trên chuột cho thấy kết quả tương tự, do đó các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về tác dụng chống béo phì có thể có của bồ công anh.
5.Tác dụng của bồ công anh với các bệnh về tiêu hóa
Mặc dù nhiều bằng chứng chưa được kiểm chứng chính xác nhưng trà từ rễ bồ công anh được tin là có nhiều tác động tích cực đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Trong lịch sử, nó được sử dụng để cải thiện sự thèm ăn, làm dịu các bệnh tiêu hóa, và làm giảm táo bón.
6.Có thể được ứng dụng làm chất chống ung thư trong tương lai
Gần đây, nhiều nghiên cứu về tiềm năng rễ bồ công anh chống ung thư, đến nay các kết quả cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Một nghiên cứu vào năm 2011 tại Canada cho thấy chiết xuất từ rễ cây bồ công anh giết chết tế bào ung thư ác tính mà khôngảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, trong khi nghiên cứu đối với các tế bào ung thư tuyến tụy cho kết quả tương tự. Mặc dù các tác dụng chống ung thư của trà bồ công anh chưa được kiểm chứng, nhưng tiềm năng của nó là khá tích cực.
7.Tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi được kết hợp với thảo mộc khác như uva ursi ( cây thường xanh dây leo) , rễ và lá bồ công anh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Người ta tin sự kết hợp này có hiệu quả vì các hợp chất chống vi khuẩn trong uva ursi giúp tăng số lần đi tiểu khi kết hợp với bồ công anh.
8.Kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn
Như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn bạch cầu, dùng trong các trường hợp bí tiểu, chống vàng da.
9. Hỗ trợ hụ nữ sau sinh
Bị viêm tuyến vú gây đau nhức hay bị tắc tuyến sữa, dùng trà bồ công anh uống rất tốt, vừa thông tuyến sữa vừa lợi sữa. vì bồ công anh có tính thanh nhiệt nên cũng được dùng trong hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ghẻ lở, các bện ngoài da, có tác dụng thải độc cho gan
IV.Cách sử dụng:
- Sử dụng trà bồ công anh hàng ngày như một loại trà.
- Mỗi ngày pha từ 10-15g trà vào một lít nước, sau 3-5 phút có thể uống được. Uống lúc trà nóng sẽ thơm ngon hơn.
Lưu ý:
Không dùng cho người đang sử dụng thảo mộc tiểu đường, thảo mộc làm loãng máu và thảo mộc kháng acid. Không nên dùng trà cho trẻ em.
Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh