Thành phần
– Thục địa
– Hoài Sơn
– Bạch linh
– Trạch tả
– Sơn thù
– Mẫu đơn
– Và một số dược liệu quý khác
Cách dùng:
– Ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống 6g thêm 5 hạt muối hạt . Ngày uống 2 lần
Uống trước khi ăn 30 phút.
– Liệu trình : từ 2 đến 4 tháng ( tuỳ cơ địa ) và kết hợp với muối ngâm chân Vfoot sẽ rất hiệu quả.
Chủ trị các chứng:
– Suy thận, thận yếu, ít ham muốn
– Di tinh, tinh hư, thận có nang nước, nóng bốc, lưng gối bấy run
– Gai đôi cột sống, thoái hoá xẹp địa đệm, cổ vai gáy, viêm khớp gối, đau tê buốt tứ chi, hoa mắt chóng mặt
– Tê liệt nửa người, phòng chống đột quỵ và tai biến mạch máu não.
– Hay mờ, mỏi, cận, loạn, viễn thị, mắt yếu, chói mắt
– Đau nhức, nóng bốc, viêm đa khớp dạng thấp, đốt xương đau nhức
– Gót chân đau tiểu tiện không được bình thường, huyết kém, các chứng bệnh ở bụng con và bong bóng .
Kiêng : Rượu, bia ( uống quá độ ).
Chi tiết thành phần:
Thục địa
Thục địa có công dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ Can, ích Thận, ích tinh, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm bổ huyết. Do vậy, thục địa là vị thuốc chủ lực của nhiều bài thuốc bổ thận cho những trường hợp vô sinh, cả nam lẫn nữ, tăng cường sức khỏe nói chung, sức khỏe tình dục nói riêng.
Theo tài liệu cổ, thục địa vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn.
Ở y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ Thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh) hay bài Tứ vật (thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung)..
Hoài Sơn
Hoài sơn là vị thuốc lấy từ rễ cây củ mài sấy khô. Loại dược liệu này có vị ngọt, trung tính, đi vào các kinh mạch của phổi, lá lách và thận.
Trong y học cổ truyền, rễ cây củ mài được dùng như một vị thuốc bổ chống cơ thể hư nhược nhờ nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Các chức năng quan trọng là bổ tỳ vị, dưỡng phổi, bổ thận, ích tinh.
Trong rễ củ mài chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Giúp bổ thận, tăng số lượng tinh trùng và cải thiện chất lượng tinh trùng.
Vì vậy, hoài sơn được sử dụng rộng rãi cho các trường hợp liệt dương, tiểu đêm, tiết dịch âm đạo bất thường, đi tiểu nhiều lần…
Bạch linh
Bạch linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.
Trong dân gian, bạch linh được coi là vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy thũng. Ngoài ra còn làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi.
Bạch linh còn có tác dụng bổ tì vị, chữa bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, kém ăn và thuốc bổ toàn thân.
Trạch tả
Trạch tả có mùi nhẹ, vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng đi vào bàng quang và thận.
Trong Đông Y, Trạch tả mang đến tác dụng:
– Hỗ trợ lợi tiểu
– Hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch
– Chống viêm, ức chế sưng phù và sự tăng sinh của tổ chức trên u hạt
– Làm giảm lượng cholesterol trong máu
– Hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao
– Bệnh thủy thũng trong viêm thận
– Có thể điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ợ chua, đau bụng, cảm cúm…
Sơn thù
Sơn thù hay có tên gọi khác sơn thù du, thù nhục, táo bì có vị chua, hơi chát, tính mát, vào các kinh can, thận. Có tác dụng:
– Bổ can thận, cường dương, ích tinh.
– Chữa phong thấp, tê thấp, đau lưng, mỏi gối, tai ù, suy thận, tiểu tiện nhiều.
Mẫu đơn
– Mẫu đơn có tính mát, vị cay ngọt đắng, chát, khi nếm có thể gây tê đầu lưỡi. Chất dược liệu cứng, giòn dễ gãy, các bề mặt gãy tương đối phẳng và có bột. Lớp ngoài bột thường có màu nâu tro hoặc phấn hồng, lớp trong màu phấn trắng.
– Chủ trị thanh nhiệt, mát huyết, tiêu ứ, hòa huyết, trị nhiệt vào phần huyết, phát ban, kinh giản, nôn, chảy máu cam, đại tiện ra máu, nóng trong xương, kinh bế, trưng hà, ung nhọt, lở loét, bị dập gãy xương, trúng phong co quắp, động kinh, đẹp nhan sắc, thông huyết mạch, tiêu máu ứ, trừ phong tý.
– Chất Phenol, Glucoside, In vitro, nước sắc Đơn bì giúp chống viêm, kháng khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, hỗ trợ điều trị các bệnh đài tràng.
– Hạ nhiệt cơ thể, hỗ trợ giảm đau, an thần, ức chế hệ thống thần kinh, chống co giật, hạ huyết áp.
– Ức chế sự phát triển và hoạt động của trực khuẩn bạch hầu.