Cao Xương Khớp Đông Y

Cao Xương Khớp Đông Y

Thành phần

– Sâm
– Ngưu tất
– Thiên niên kiện
– Xuyên khung
– Thổ phục linh
– Hoàng kỳ
– Hồng hoa
– Và các dược liệu quý khác

Cao xương khớp Chủ trị các chứng:

Cao Xương Khớp Đông Y

– Kinh cơ xương khớp, gai đôi cột sống, thoái hoá xẹp đĩa đệm, cổ vai gáy, viêm khớp gối, đau tê buốt tứ chi, sưng tấy đỏ đau các khớp, hoa mắt chóng mặt, tê liệt nửa người, phòng chống đột quỵ và tai biến mạch máu não, mắt hay bị mờ, mỏi, cận, loạn, viễn thị, mắt yếu, chói mắt, đau nhức, nóng bốc, viêm đa khớp dạng thấp, đốt xương đau nhức, gót chân đau, tiêu tiện không được bình thường, thận kém, huyết kém.
– Viêm khớp là một bệnh lý phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa khiến người bệnh đau đớn, giảm hiệu quả trong công việc, suy giảm chất lượng cuộc sống. Viêm khớp dai dẳng, khó điều trị nhưng không phải không có cách điều trị dứt điểm.
– Có nhiều lựa chọn giúp người bệnh điều trị căn bệnh này. Ở góc độ chuyên môn, người bệnh cần phải hiểu rõ các triệu chứng của bệnh, mức độ và tình trạng người bệnh đang gặp phải để có phương pháp điều trị phù hợp. Chúng tôi xin điểm lại tổng quan của bệnh viêm khớp này.

Hướng dẫn sử dụng:

– 1 lần uống 3-5gr ( bằng 1 thìa cafe )
– Hòa tan thuốc với 100ml nước sôi, sau đó chế thêm 50m nước nguội.
– Ngày uống 2 lần.

Các triệu chứng bệnh viêm khớp

Cao Xương Khớp Đông Y
Các triệu chứng bệnh viêm khớp có thể xuất hiện ở hầu hết các khớp nhưng phổ biến nhất là ở khớp cổ tay, bàn tay, khớp gối, khớp bàn chân, khớp ngón chân. Triệu chứng điển hình là viêm và sưng đau các khớp. Đa số các trường hợp cơn đau xuất hiện từ từ rồi tăng dần mức độ và chỉ có 15% xuất hiện đột ngột với các dấu hiệu viêm khớp cấp. Trước khi xuất hiện dấu hiệu ở khớp, bệnh nhân có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, gầy, da xanh, tê nhức và khó cử động khớp khi ngủ dậy (đặc biệt là khớp tay, khớp chân).
• Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp là viêm và sưng đau các khớp
Đa số bệnh nhân bắt đầu với biểu hiện viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý điều trị bệnh viêm khớp kịp thời bệnh sẽ lan xuống khớp gối, khớp bàn chân, cổ chân, các ngón chân,… Những cơn đau tăng nhiều vào ban đêm, sáng sớm hoặc khi thời tiết chuyển mùa (từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại). Dù bệnh hầu như không đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ tiến triển nặng dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp

Đây là một dạng bệnh mãn tính rất khó điều trị nhưng không phải không có cách trị triệt để. Điều quan trọng là cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để đưa ra những cách trị viêm khớp đúng đắn nhất. Cụ thể như sau:
– Theo quan điểm của Tây y, viêm khớp xảy ra do phần dịch bôi trơn ở đầu xương bị cạn kiệt, khiến các lớp sụn chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động. Qua một thời gian, phần đầu sụn bị bào mòn dần, gây đau khớp, khiến bệnh nhân đi lại khó khăn,… Tây y chưa xác định được tất cả nguyên nhân gây viêm khớp nhưng nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố như: Quá trình lão hóa, di truyền, dị tật bẩm sinh, cơ yếu, bệnh béo phì (tăng nặng áp lực lên xương khớp), thương tích ở các khớp, môi trường sống hoặc sự căng thẳng kéo dài…
– Đông y thì cho rằng tất cả các bệnh liên quan đến đau khớp, có dấu hiệu sưng, nóng đỏ, cứng khớp đều thuộc phạm trù của chứng tý hay bệnh tý. Tý được hiểu là sự tắc nghẽn không thông, dẫn đến sưng đau khớp. Ngoài ra, khi sức đề kháng của cơ thể kém thì các yếu tố như Phong – Hàn – Thấp dễ tấn công cơ thể làm khí huyết ách tắc không thông dẫn đến sưng đau một khu vực xương khớp hoặc toàn thân.
Chính khí hư suy vì mắc các bệnh mãn tính, tuổi già chức năng của cơ thể bị suy yếu, khí huyết suy giảm không nuôi dưỡng được gân mạch cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp.

Các chứng bệnh viêm khớp thường gặp

Viêm khớp thường có một số dạng chính như viêm khớp nhiễm trùng, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến,… Mỗi dạng đều có nguyên nhân, triệu chứng điển hình và diễn biến riêng biệt.

* Viêm khớp nhiễm trùng

Cao Xương Khớp Đông Y
Viêm khớp nhiễm trùng hay viêm khớp nhiễm khuẩn là sự tổn thương, viêm một hoặc nhiều khớp do vi khuẩn gây ra. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp nhiễm trùng chỉ đau khớp hay sưng ở một khớp. Bệnh thường có những triệu chứng điển hình như: sốt nhẹ, lạnh run, khớp sưng, nóng đỏ, đau cứng khớp và khó cử động.

* Viêm đa khớp dạng thấp

Cao Xương Khớp Đông Y
Đây là bệnh xương khớp thường gặp nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của ngành Y tế cho thấy viêm đa khớp dạng thấp chiếm khoảng 0,5-2% dân số thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn ở nữ giới. Người bệnh thường nhận thấy những biểu hiện khá đặc trưng như: sưng đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Lâu dần, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút,… và tổn hại nhiều cơ quan khác trên cơ thể.

* Viêm khớp phản ứng

Cao Xương Khớp Đông Y
Đây là thể bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện thứ phát sau nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp như hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa… Bệnh mang tính hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa… Bệnh mang tính hệ thống bởi những tổn thương ở một số cơ quan ngoài khớp như niệu đạo, đại tràng, cầu thận, kết mạc… Bệnh nhân viêm khớp phản ứng thường đau từ một đến vài khớp. Nhất là các khớp lớn ở hai chi dưới, khớp vùng chậu, khớp cột sống…

* Viêm khớp vẩy nến

Cao Xương Khớp Đông Y
Viêm khớp vẩy nến xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh và mô. Bệnh thường do yếu tố di truyền và môi trường với triệu chứng khá giống viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, phần vảy nến viêm khớp sẽ gây ra đau đớn, sưng và nhức nhiều hơn.
Những cách chữa viêm khớp hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có nhiều cách điều trị viêm khớp khá hiệu quả như sử dụng các bài thuốc dân gian, thuốc tây y và thuốc đông y. Tùy vào cơ địa và tình trạng của bệnh nhân mà áp dụng phương pháp chữa trị cho phù hợp. Cụ thể như sau:

– Cách chữa viêm khớp bằng phương pháp dân gian

Nhiều bệnh nhân bị viêm khớp lựa chọn các phương pháp dân gian để chữa đau khớp như bó hỗn hợp củ nghệ, phèn chua vào chỗ sưng đau khớp; hòa hột cải bẹ trắng với giấm bóp vào chỗ đau; chườm muối hột rang nóng; bó hỗn hợp muối, lá cỏ hôi, cỏ lông…
Phương pháp Tây y chữa bệnh viêm khớp
Theo quan điểm điều trị của Tây y thì bệnh viêm khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các bác sĩ chỉ có thể kê đơn thuốc để giảm tình trạng đau khớp, chống lại tình trạng viêm, kiềm chế những tiến triển xấu của bệnh, ngăn biến chứng và duy trì sự linh hoạt của của khớp. Các thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng như: Bonlutin, Artrodar, Korulac, Paracetamol, Fenalgic, Ibuprofen, Mobic, Diclofenac…
Thuốc viêm khớp từ Tây y có ưu điểm là cắt cơn đau nhanh, giảm hầu hết các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây y thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn với cơ thể như: tăng huyết áp, hạ đường huyết, gây lở loét và chảy máu đường tiêu hóa (đặc biệt là dạ dày), tổn thương hoàng điểm, làm suy giảm chức năng gan, thận… Do đó, bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày, suy thận không được điều trị theo phương pháp này.

– Điều trị viêm khớp bằng Đông y

Theo Đông y, các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp nói riêng đều do sự tắc nghẽn, cơ thể suy yếu, khí huyết suy giảm… Vì thế để xử lý, loại bỏ tình trạng đau khớp nói chung, nguyên tắc của Đông y là thông kinh lạc, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, các vị thuốc sẽ được gia giảm phù hợp để cân bằng âm dương, bổ thận, kiện tì, ích khí, bồi bổ khí huyết, mạnh cân cốt. Khí huyết lưu thông tốt không chỉ giúp đẩy các yếu tố gây bệnh như phong, hàn, thấp, nhiệt ra ngoài mà còn đề phòng và ngăn ngừa bệnh viêm khớp tái phát.
Hơn thế nữa, các bài thuốc Đông y thường là sự nghiên cứu kế thừa thành tựu Y học cổ truyền từ nhiều đời. Thành phần bài thuốc là các nguyên liệu tự nhiên lành tính nên phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng và an toàn cho người dùng. Nếu thuốc Tây y ảnh hưởng xấu đến dạ dày, hệ thống tiêu hóa, chức năng gan, thận của bệnh nhân thì Đông y lại đi vào tăng cường chức năng giải độc của gan, thải độc của thận, nâng cao sức khỏe tổng thể để chống lại bệnh tật. Người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng tình trạng bệnh còn chưa khỏi mà đã mắc chứng bệnh mới do phản ứng phụ của thuốc.
Đây là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân bởi ai cũng hiểu rằng viêm đau khớp là một căn bệnh mãn tính, khó trị triệt để. Đặc biệt, như đã nêu ở trên, các phương pháp dân gian và Tây y hoàn toàn không thể điều trị viêm khớp tận gốc. Tuy nhiên, nếu đang “khốn khổ” với căn bệnh này thì bạn cũng đừng bỏ cuộc vì Đông y có thể giải quyết nỗi lo mang tên “viêm khớp”.
Đây là bài thuốc quý chữa trị tận gốc bệnh xương khớp.

Chi tiết thành phần:

• Sâm

Cao Xương Khớp Đông Y
Thế nhưng theo như chia sẻ của y khoa, từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y, thành phần của nhân sâm phù hợp sử dụng cho người bị đau nhức xương khớp. Không có hoạt chất nào kháng với cơ thể của người bị bệnh khớp, khi dùng không lo ngại bị kích ứng, phản ứng ngược nguy hiểm. Vì thế có thể an tâm sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên này để hỗ trợ điều trị bệnh khi cần.
Dược lý trong nhân sâm như ginsenosides (saponin), Ginsenosides (saponin) có đặc tính tốt để bồi bổ sức khỏe, tăng đề kháng, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Đồng thời dưỡng chất của sâm còn đẩy lùi quá trình thoái hóa, chống oxy hóa khớp, giúp bệnh nhân hoạt động
thường ngày dễ chịu, linh hoạt hơn.
Hợp chất K có tác dụng bảo vệ khớp, đây là chất chuyển hóa có ở ginsenosides trong nhân sâm cực kỳ hiệu quả với viêm xương khớp dạng thấp. Chiết xuất từ nhân sâm có thể ngăn cản được các phản ứng viêm xảy ra, cải thiện viêm, sưng, không để tình trạng nặng thêm.
Tác dụng nhân sâm còn hỗ trợ chữa chứng loãng xương, ginsenosides (saponin) giúp kích thích quá trình tái tạo xương, ức chế tiêu xương.
Cơ chế ginsenosides trong việc thúc đẩy tăng sinh tế bào tới nguyên bào xương. Thêm đó ginsenosides Rb1, Rb2, Rg1, Rh1, Rg5 và Rk1 còn giúp cho việc tăng sinh xương, tế bào gốc, tái tạo mô xương.
Khi ảnh hưởng của bệnh tật, quá trình tiêu xương diễn ra, việc dùng nhân sâm có ginsenosides ức chế sự biệt hóa của tế bào hủy xương. Với người bệnh sử dụng sâm bao giờ cũng tốt.
Nhiều người bệnh đánh giá sau khi dùng sâm cho thấy bệnh đau nhức, viêm khớp, loãng xương có thuyên giảm đáng kể. Thể lực tốt hơn cũng tăng thêm sức đề kháng chống chọi bệnh tật.

• Ngưu tất

Cao Xương Khớp Đông Y
Theo đông y, ngưu tất tính bình, vị chua, đắng, vào 2 kinh can và thận.
Ngưu tất có công dụng thông kinh, hoạt huyết. Trong các trường hợp bế kinh, kinh nguyệt không đều, có thể dùng ngưu tất kết hợp với đào nhân, tô mộc, hương phụ.
Hỗ trợ điều trị các bệnh đau khớp, đau xương sống, đặc biệt đối với khớp của chân. Nếu đau xương khớp mà thiên về hư hàn (lạnh) thì phối hợp với quế chi, cẩu tích, tục đoạn. Nếu đau xương khớp thiên về nhiệt (nóng) thì phối hợp với hoàng bá.
Hỗ trợ điều trị trong các trường hợp hỏa độc bốc lên gây nôn ra máu, chảy máu cam phối hợp với thuốc tư âm giáng hỏa và thuốc chỉ huyết. Ngoài ra vị thuốc ngưu tất còn được dùng hỗ trợ trong các trường hợp sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, tăng huyết áp, mỡ máu cao.
Ngoài cây ngưu tất nói trên, nhân dân còn dùng rễ cây cỏ xước, cây mọc hoang ở nhiều nơi hỗ trợ chữa đau khớp thông kinh, thanh nhiệt hầu họng, hỗ trợ trị viêm amidan và bệnh bạch hầu.

Thiên niên kiện

Cao Xương Khớp Đông Y
Cây thiên niên kiện có tên gọi khác là sơn thục, cây bao kim hay ráy hương, cây này thuộc họ Ráy. Thiên niên kiện là loại dược liệu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm.
Cây thiên niên kiện có rất nhiều công dụng hữu ích trong Y Học Cổ Truyền. Dưới đây là một số tác dụng của thiên niên kiện, bao gồm:
– Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ,vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi;
– Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, gai đốt sống, vôi hóa đốt sống;
– Trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh;
– Ngoài ra, tinh dầu thiên niên kiện có mùi thơm dịu nhẹ được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.

• Xuyên khung

Cao Xương Khớp Đông Y
Xuyên khung có vị cay, tính ấm và mùi thơm. Xuyên khung vào ba kinh: can, đởm, tâm bào và có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong và giảm đau.
Cây xuyên khung có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở phần dưới của cơ thể, lưu thông máu, giảm đau. Nó là dược liệu chính để điều trị các bệnh phụ khoa và được sử dụng rộng rãi cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, vô kinh và đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất của cây xuyên khung có thể tác dụng lên não. Xuyên khung được coi là loại thuốc hàng đầu để điều trị các loại đau đầu như do gió lạnh hoặc gió nóng, phong hàn ẩm thấp, huyết ứ, thiếu máu. Cây xuyên khung có tác dụng đáng chú ý đối với chứng đau khớp do thấp khớp và liệt nửa người vì đột quỵ.

• Thổ phục linh

Cao Xương Khớp Đông Y
Theo y học cổ truyền phương Đông, thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, lợi về kinh: Can, tỳ vị.
Có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân, eczema và còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.

Hoàng kỳ

Cao Xương Khớp Đông Y
Hoàng kỳ là vị thuốc được nghiên cứu và nhắc tới trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do Giáo sư Đỗ Tất Lợi viết. Trong đây, hoàng kỳ có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Không chỉ được lưu truyền dân gian, tác dụng của hoàng kỳ với sức khỏe con người cũng được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Những tác dụng điển hình có thể nhắc tới như: tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, ngăn ngừa oxy hóa. Bài thuốc sử dụng hoàng kỳ được nhiều người biết đến nhất là bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh thận mạn.
Dược tính của hoàng kỳ có rất nhiều tác dụng tốt cải thiện triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn như:
– Giảm protein niệu
Protein niệu là một trong các chỉ số quan trọng được theo dõi ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn do đây là dấu hiệu cho thấy mức độ tổn thương thận. Tác dụng của hoàng kỳ là có thể làm giảm mức độ protein niệu, cải thiện tổn thương và làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn tính.
Các nhà dược liệu cổ truyền đã nghiên cứu áp dụng nhiều bài thuốc, trong đó sử dụng hoàng kỳ kết hợp với đương quy. Kết quả cho thấy sau 12 tuần sử dụng, bệnh nhân có mức độ đạm niệu giảm đáng kể, tiến triển bệnh cũng được làm chậm.
– Giảm lipid máu
Sử dụng hoàng kỳ cũng có tác dụng lên tế bào gan, cải thiện rối loạn chuyển hóa lipid, giảm biến chứng do bệnh thận.
– Chống viêm, điều hòa miễn dịch
Tác dụng này đến từ khả năng ức chế các cytokine gây viêm tại thận và tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trong các tế bào biểu mô của hoàng kỳ.
– Bảo vệ mô thận chống lại tổn thương
Một số nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng hoàng kỳ có thể duy trì được eGFR ổn định, trì hoãn việc phải thay thế thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn 4 tiến triển.
– Tác dụng lợi tiểu
Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn sử dụng hoàng kỳ có thể cải thiện lượng nước và natri, tăng lượng nước tiểu.
– Kiểm soát huyết áp
Ở liều dùng thấp, hoàng kỳ có tác dụng làm tăng huyết áp nhẹ, liều lớn hơn 30g mỗi ngày duy trì huyết áp ổn định.
– Tác động làm chậm quá trình xơ hóa
Hoàng kỳ và đương quy sử dụng chung tác động lên một chất điều chỉnh có tên là TGF-1, làm chậm quá trình tiến triển xơ hóa thận.
Với nhiều tác dụng trên, triệu chứng chung của bệnh thận mạn tính sẽ được kiểm soát tốt hơn khi sử dụng hoàng kỳ đúng cách. Tuy nhiên nên sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, không phải phương pháp điều trị chính.
  • Hồng hoa

Cao Xương Khớp Đông Y
Hồng hoa có vị cay, tính ấm. Khi dùng liều thấp có tác dụng thúc đẩy máu lưu thông, nuôi dưỡng máu. Nhưng khi dùng liều cao, nó sẽ phá máu ứ khá mạnh. Trên lâm sàng thường dùng Hồng hoa trị một số bệnh, triệu chứng sau:
– Giúp máu lưu thông, trục máu cũ để thay máu mới.
– Kinh nguyệt ứ trệ, bế tắc không ra được, đau bụng kinh.
– Bụng đau do máu xấu không ra hết.
– Trục thai chết lưu.
– Sau sinh còn máu ứ trong tử cung gây đau trướng.
– Té ngã, chấn thương gây ứ huyết, đau nhức.
– Giải độc, dùng khi mụn nhọt sưng đau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *