Trẻ bị đẹn là một trong những dấu hiệu bị nhiễm nấm men, tình trạng nhiễm trùng miệng thông thường này có thể gây ra các mảng trắng trong miệng trẻ, làm cho việc con bú và nuốt cũng không được thoải mái. Từ đó, con sẽ trở nên bú ít và bỏ bú, gây chậm cân. Do đó, cha mẹ cần biết làm gì khi trẻ bị đẹn, giúp trẻ bú sữa ngon miệng và mau lớn.
Đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?
Đẹn ở trẻ hay còn gọi là tưa lưỡi là một loại nhiễm trùng nấm men, thường xuất hiện dưới dạng các mảng hoặc vết loét có hình dạng bất thường màu trắng hoặc vàng bao phủ trong miệng bé. Các dấu hiệu này ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở nướu, lưỡi, vòm miệng hoặc bên trong má.
Nguyên nhân dẫn đến đẹn ở trẻ em
- Tình trạng bị đẹn có thể bắt đầu trong ống sinh của người mẹ trong quá trong trình chuyển dạ tự nhiên và gây lây nhiễm cho trẻ ngay khi chào đời.
- Nấm candida là một sinh vật thường xuất hiện trong miệng hoặc âm đạo và thường bị các vi sinh vật khác tấn công, xâm chiếm vị trí và mặt dinh dưỡng. Khi cơ trẻ bị ốm, hệ miễn dịch bị suy giảm bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh hoặc trải qua quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai, sự cân bằng lợi khuẩn có thể bị xáo trộn, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển và gây nhiễm trùng.
- Tình trạng đẹn lưỡi thường xuất hiện ở trẻ mới sinh bệnh này phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi. Trẻ lớn hơn thì có thể bị tưa lưỡi nếu đang dùng thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng khác vì tiêu diệt vi khuẩn tốt giúp kiểm soát nấm men hoặc có hệ thống suy giảm miễn dịch giảm.
- Mặt khác, đẹn lưỡi ở trẻ hình thành và phát triển nếu vú của mẹ không được vệ sinh sạch sẽ và lau khô đúng cách khi cho con bú. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng ở trẻ.
Chữa đẹn ở trẻ em bằng sản phẩm thiên nhiên Trần Mao
Bệnh này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh. Cũng có thể xảy ra ở trẻ 10 tuổi hoặc 15 tuổi, mặc dù là khá hiếm.
Bệnh này xảy ra do một loại nấm men là Candida albicans. Vì thế nhiều người cũng gọi bệnh này là Candida hầu họng.
Loại nấm này thường sống trong khoang miệng của trẻ (kể cả khi lớn lên) với một lượng nhỏ mà không gây hại gì.
Tuy nhiên, khi có điều kiện, loại nấm này sẽ phát triển không ngừng. Gây ra nhiễm trùng nấm trong khoang miệng, thường là ở lưỡi.
Bệnh này nhẹ, hiếm khi gây biến chứng nhưng chữa lâu khỏi, dễ tái phát và ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống của trẻ sơ sinh.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị đẹn
Trong giai đoạn đầu
Thường khó phát hiện vì những dấu hiệu chưa rõ ràng nhưng khi nấm tiếp tục phát triển, bạn sẽ nhận biết được dễ dàng:
- Nổi những mảng trắng trên bề mặt và có một số đường nứt nhỏ ở lưỡi, niêm mạc miệng, mép hoặc nướu răng.
- Về sau, những mảng trắng này có thể chuyển sang màu vàng ngà, vàng nâu và lan rộng xuống vùng họng.
- Chảy máu nhẹ khi bạn cạo nó ra.
- Khô, nứt nẻ ở góc miệng.
- Đau hoặc khó nuốt.
- Trẻ có thể chán ăn, cáu gắt.
Trẻ sơ sinh bị đẹn có thể lây nhiễm sang cho mẹ đang cho bú, cụ thể là vùng núm vú. Các bà mẹ và trẻ sơ sinh lúc này sẽ tạo thành một chu kì lây nhiễm và tái lây nhiễm cho nhau.
Người mẹ bị nhiễm nấm sẽ có biểu hiện sau:
- Ngứa dữ dội, nhạy cảm hoặc đau ở núm vú.
- Da bong tróc hoặc bóng ở khu vực xung quanh núm vú.
- Đau dữ dội khi cho con bú.
- Đau xuyên cả vú.
Biến chứng của bệnh đẹn
- Đẹn ở trẻ sơ sinh hiếm khi xảy ra biến chứng, tuy nhiên trẻ có thể bỏ ăn từ đó dễ bị sút cân.
- Nhiễm trùng có thể lây lan xuống vùng thanh quản hoặc xuống sâu tới phổi và dạ dày (hiếm nhưng rất nguy hiểm)
- Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, nấm có thể xâm nhập vào máu và lan truyền khắp cơ thể, cụ thể là não, tim và gan.
- Trẻ sơ sinh bị nấm miệng cũng có thể bị phát ban nặng.
Phòng ngừa và điều trị đẹn đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Trị bệnh đẹn cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm Trần Mao
Tinh dầu tràm có tính ấm và sát khuẩn cao vì thế các mẹ dùng tinh dầu tràm pha với nước ấm, sau đó dùng rơ lưỡi hoặc băng gạc y tế để rơ lưỡi hàng ngày cho bé.
Trị bệnh đẹn cho trẻ từ 3 tuổi trở lên với mật ong nguyên chất Trần Mao
Mật ong có tính kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Bạn có thể lấy mật ong thấm trên rơ lưỡi và rơ lưỡi hằng ngày cho bé. Sau đó xúc miệng sạch sẽ.
Phòng ngừa và điều trị đẹn đối với mẹ
- Rửa sạch sẽ núm vú, núm chai mỗi ngày với tinh dầu tràm và để khô.
- Sử dụng miếng đệm điều dưỡng để ngăn chặn các loại nấm lan sang quần áo.
Đẹn ở trẻ sơ sinh thường biến mất sau một vài tuần điều trị song nó cũng rất dễ tái phát. Do vậy, cách tốt nhất là đảm bảo cho bé một hệ miễn dịch tốt nhất bằng chế độ ăn uống đầy đủ và vệ sinh đúng cách.
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.