Khoai môn – Sản Phẩm Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Mọi Người

Khoai môn có thể cung cấp các chất như đạm, tinh bột, chất xơ, kali, các loại vitamin A, C, B, E… cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Chỉ 100g khoai môn có thể cung cấp tới 109 kcal với một lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin nhiều hơn cả rau xanh và hoa quả.

Ngoài khả năng chữa và ngăn ngừa các căn bệnh như bệnh thận, tim mạch, khớp, u hạch, tiểu đường…, khoai môn còn giúp chúng ta kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện sự vận động của đường ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Ngoài ra, nó cũng có khả năng chống oxy hóa rất cao.

khoai-mon-giau-chat-xo-nhieu-vitamin_-tran-mao
Củ khoai môn

I. Nguồn gốc

Khoai môn hay môn ngọt là tên gọi của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta. Schott, một loài cây thuộc họ Ráy(Araceae).

Cây khoai môn có củ cái và củ con. Củ cái nặng từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chứa nhiều tinh bột.

Tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn…

Ở miền Bắc, khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ bị sượng

II. Đặc điểm dinh dưỡng

Khoai môn có thể cung cấp các chất như đạm, tinh bột, chất xơ, kali, các loại vitamin A, C, B, E… cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Chỉ 100g khoai môn có thể cung cấp tới 109 kcal với một lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin nhiều hơn cả rau xanh và hoa quả.

Ngoài khả năng chữa và ngăn ngừa các căn bệnh như bệnh thận, tim mạch, khớp, u hạch, tiểu đường…, khoai môn còn giúp chúng ta kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện sự vận động của đường ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Ngoài ra, nó cũng có khả năng chống oxy hóa rất cao.

III.Công dụng của khoai môn

1.Lợi ích của khoai môn với sức khỏe

Tốt cho phụ nữ mang thai

Chất magie có trong khoai môn rất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó giúp huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie.

Khoai môn rất tốt cho phụ nữ mang thai
Khoai môn rất tốt cho phụ nữ mang thai

Tốt cho người tiểu đường

Theo chuyên gia dinh dưỡng, đối với những người bị bệnh đái tháo đường thường được khuyên là nên chọn các món ăn ít tinh bột và hạn chế tiêu thụ đường, thế nhưng khoai môn lại là sự lựa chọn rất tốt cho họ. Nếu được sự tư vấn sử dụng đúng liều lượng thì người bị bệnh đái tháo đường không bị tăng đường huyết khi ăn khoai môn. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.

nhung-bien-chung-do-benh-tieu-duong-gay-ra-hanh-boa-ro
khoai môn tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Tốt cho người bệnh thận

Những người mắc bệnh thận cần có chế độ ăn uống hợp lý nên kiêng ăn nhiều các chất béo, đường, đạm vì nó khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây đau tức, khó thở. Trong khi đó, khoai môn lại có hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nhưng thành phần calorie cung cấp năng lượng lại khá cao nên sẽ rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận. Khẩu phần ăn của người mắc bệnh thận trung bình một bữa nên ăn từ 200-300g khoai môn.

khoai-mon-tran-mao-bao-ve-than
hãy bảo vệ thận của mình bằng khoai môn

Tốt cho hệ tiêu hóa

Khoai môn rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ một chén khoai môn luộc 132 g sẽ cung cấp 7 g chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ được đề nghị cho cơ thể hằng ngày). Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón ăn khoai môn thường xuyên sẽ cải thiện rõ rệt.

cai-be-xanh-tran-mao-suc-khoe-va-thuc-pham-6
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ khoai môn

Tốt cho người ăn kiêng

Những người đang ăn kiêng nên bổ sung thêm khoai môn vào khẩu phần ăn hàng ngày vì loại củ này không cung cấp chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân khá hiệu quả.
Điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu
Một bát nhỏ khoai môn có chứa khoảng 40mg chất magie. Đây là chất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó cũng giúp huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie.

Có thân hình cân đối nhờ khoai môn
Có thân hình cân đối nhờ khoai môn

2.Các bài thảo mộc chữa bệnh từ khoai môn

Chữa bệnh viêm khớp, u hạch

Khoai môn kết hợp cá quả tươi, rau ngổ, rau cần nấu thành cám, ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp, u hạch. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, chóng liền sẹo.

Chữa viêm khớp nhờ khoai môn
Chữa viêm khớp nhờ khoai môn

Hoạt huyết tiêu viêm

Khoai sọ 120g, hành sống 3 củ giã nghiền nát, thêm chút rượu khuấy cho nhuyễn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím.

Chữa tiêu chảy, lỵ

Lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi 1 củ. Sắc nước uống.

chua-benh-tieu-chay-di-ngoai-nhiem-ky-sinh-trung-khoai-mon-tran-mao
Khoai môn hỗ trợ trị tiêu chảy

Chữa mụn nhọt đầu đinh

Củ khoai sọ và giấm, liều lượng bằng nhau. Luộc chín sau đó nghiền nát để đắp.

Chữa rắn cắn, ong đốt

Lấy lá tươi giã nát đắp.

Chữa mề đay

Bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống. Có thể kết hợp nấu bẹ khoai sọ tươi với sườn lợn.

Thông hầu họng kháng độc, dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng

dau-hong-khi-mang-thai-khoai-mon-tran-mao
Khoai môn hỗ trợ điều trị các bệnh về họng

Khoai sọ 6 – 12g, củ khởi (rễ kỷ tử) 50g (có thể thêm thất diệp nhất chi hoa 5g, tân di 12g). Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong, uống ngày 1 lần. Dùng liên tục 60 ngày.

IV.Cách chọn, sử dụng và bảo quản khoai môn

Cách chọn:

Cần tránh nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khi ăn nên chọn những củ có kích thước vừa. Bổ ra, bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột.

Các món ăn đơn giản chế biến từ khoai môn:

Canh gà nấu khoai môn:

Nguyên liệu:

Khoai môn cao: 300g; Cà rốt: 200g; Đùi gà góc tư: 1 miếng; Nước dùng gà: 1 lít; Nước cốt hành tím: 1M; Hành tím băm, hành lá, ngò rí; Muối, đường, tiêu, dầu ăn; Bột ngọt.

Cách làm:

cach-lam-canh-ga-nau-khoai-mon-lam-am-nong-bua-com-ngay-se-lanh-tran-mao
Canh gà nấu khoai môn

– Đùi gà chặt miếng vừa ăn, ướp với 1/2M muối, 1/4M đường, 1/4M bột ngọt, 1/2M tiêu và 1M nước cốt hành tím, để thấm.
– Khoai môn cắt khối, chiên sơ. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát dày 1cm. Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.
– Phi thơm 1M hành tím băm, xào săn thịt gà rồi đổ nước dùng vào, nấu khoảng 5 phút, cho cà rốt và khoai môn vào nấu đến khi rau củ chín mềm, nêm thêm 1/2M muối, 1/4M đường và 1/2M bột ngọt vào cuối, cho hành tây, nếm vị vừa ăn, tắt bếp.
– Múc canh ra tô, rắc thêm hành ngò và tiêu, dùng nóng với cơm.

Thịt bò hầm khoai môn:

Nguyên liệu:

Thịt bò – 300 gr
Khoai môn – 2 củ
Cà rốt – 1 củ
Hạt tiêu, bột nêm, đường, nước mắm, muối. – gia vị

Cách làm:

bap-bo-ham-khoai-mon-khoai-mon-tran-mao
Thịt bò hầm khoai môn

Bước 1: – Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, ngâm qua nước muối, thái miếng dày.
Bước 2: – Cà rốt thái khoanh.
Bước 3: – Thịt bò rửa sạch, ngâm qua nước muối khoảng 5 phút, thái miếng vuông, cho vào nồi, nêm gia vị và hầm, đến khi mềm, cho khoai môn, cà rốt vào, đun 10 phút, thêm bột ngọt, hạt tiêu.

Cách bảo quản:

Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *