I/ Dầu dừa ép lạnh và dầu dừa ép nhiệt
Dầu dừa ép lạnh hay dầu dừa ép nhiệt hiện tại vẫn là lựa chọn sử dụng của rất nhiều chị em. Nhưng làm sao để biết được dầu dừa ép nóng hay lạnh tốt hơn?
Cách phân biệt dầu dừa ép lạnh và ép nóng loại nào tốt hơn
Hiện nay, trên thị trường chủ yếu bán 2 loại dầu dừa; Dầu dừa ép lạnh và dầu dừa nấu nhiệt. Sự lựa chọn nào giữa dầu dừa ép lạnh và nấu nhiệt loại nào tốt hơn an toàn cho sức khỏe?
1/ Dầu dừa nấu nhiệt
Các bước chế biến dầu dừa nấu nhiệt:
Bào nhỏ cái dừa khô, ngâm nước nóng vắt lấy nước cốt dừa. Nấu nước cốt dừa để tách lượng dầu nổi trên bề mặt. Chiết dầu dừa vừa thu được vào lọ thủy tinh.
Có hai trường hợp xảy ra khi thu được dầu dừa nấu nhiệt:
1:Nấu dầu dừa trong thời gian ngắn, lửa nhỏ, dầu dừa chưa chín tới có hương rất thơm và ngọt. Nhưng có nhiều tạp chất còn đọng trong dầu dừa nên thu được rất nhiều dầu.
Tuy vậy, thời hạn sử dụng bị rút ngắn và dễ bị hư. Phương pháp này mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất nhưng không được đảm bảo cho người tiêu dùng.
2. Đun dầu dừa trong thời gian đủ dầu dừa thu được là nguyên chất và lượng hơi nước có thể được tách hoàn toàn khỏi thành phẩm thu được. Thời hạn của loại dầu dừa này cao hơn hẳn từ vài năm đến vài chục năm.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là mùi thơm của dầu dừa sẽ giảm hẳn. Do ảnh hưởng của nhiệt độ nên vitamin E và một số chất trên dầu dừa bị mất. Lượng dầu thu được ít mà lại tốn kém nhiều về nguyên liệu, nhiên liệu và thời gian.
Ưu điểm của cách làm dầu dừa nấu nhiệt:
- Dễ làm
- Có thể làm tại nhà
Nhược điểm của cách làm dầu dừa nấu nhiệt:
- Tốn kém nguyên vật liệu và thời gian mới thu được dầu dừa nguyên chất. Chưa kể 1 lượng dầu dừa nguyên chất bị hao phí trong quá trình nấu thủ công.
- Khi ở nhiệt độ nóng đốt lên nhằm tách dầu khỏi nước thì ngay thời điểm này nhiệt của lửa cũng đồng thời đốt cháy.
- Các hoạt chất của dầu dừa khiến các hoạt chất có lợi bị oxy hóa. Dẫn tới việc chăm sóc sắc đẹp của dầu dừa không còn hiệu quả.
- Ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng khiến cho nhiều người mất lòng tin đối với dầu dừa. Không còn tin tưởng khi sử dụng nhưng bản chất của dầu dừa làm đẹp rất tốt.
2/ Dầu dừa ép lạnh
Các bước chế biến dầu dừa ép lạnh:
– Tách cơm dừa ra khỏi vỏ sau đó làm sạch và tách nước bằng phương pháp sấy lạnh. Cơm dừa vẫn giữ được mùi thơm tự nhiên và thu được lượng tinh dầu trắng tinh khiết. Ép nguội bằng máy quay ly tâm.
Kỹ thuật ép lạnh sẽ thu được toàn bộ dầu dừa nguyên chất giữ được lượng axit béo có trong dầu dừa giúp hiệu quả làm đẹp bằng dầu dừa được tốt hơn.
Nhưng đòi hỏi phải kiện nhẫn trong khâu sản xuất bởi cơm dừa được ép chậm rãi không tự tiện tăng nhiệt độ thúc đẩy quá trình sản xuất. Dầu dừa sẽ luôn giữ được độ tinh khiết và mang hương thơm tự nhiên.
Quy trình chế biến dầu dừa ép lạnh
Ép nguội đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên nhẫn. Bởi cơm dừa được ép chậm rãi không tăng nhiệt độ. Dầu dừa được tách sẽ giữ được độ tinh khiết và mùi thơm ban đầu của dầu dừa.
Kỹ thuật ép lạnh dầu dừa nguyên chất sẽ thu được lượng dầu dừa hoàn toàn nguyên chất. Không pha lần bất kì tạp chất như nước hay bụi bẩn bên ngoài vào. Giữ được hoàn toàn dưỡng chất trong dầu dừa để phát huy tối đa các công dụng của sản phẩm cho người tiêu dùng.
Đồng thời, do thành phẩm thu được hoàn toàn không chứa nước nên thời hạn sử dụng của dầu dừa. Đây là phương pháp chế biến ép lạnh sẽ có thời hạn lâu hơn dầu dừa nấu truyền thống.
Dầu dừa ép lạnh cũng thu được hoàn toàn lượng dầu dừa có thể từ nguyên liệu không bị hao phí trong quá trình chế biến. Thu được nhiều hơn và gía thành sản phẩm dầu dừa ép lạnh cũng rẻ hơn gấp 3 lần so với dầu dừa nấu nhiệt.
Vậy là chúng ta đã có sự so sánh cơ bản về dầu dừa ép lạnh và ép nóng loại nào tốt hơn. Chúng ta cũng đã thấy sự khác biệt của chúng và dễ dàng nhận ra dầu dừa ép lạnh vẫn luôn được màu trắng tinh khiết, mùi thơm tự nhiên và ưa chuộng hơn vì nó có đầy đủ các yếu tố bổ sung các chất.
II/ Dầu gấc ép lạnh và dầu dừa ép nhiệt
Dầu gấc là 1 loại dầu được chiết tách từ quả gấc, và có rất nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe và làm đẹp.
Dầu gấc tinh khiết có chứa Beta Caroten 150 mg%, Lycopen, Vitamin E (Alphatocopherol 12 mg%), rất nhiều chất béo thực vật như Oleic 14,4%; Linoleic 14,7%; Stearic 7,69%; Palmatic 33,38%… và các vi chất rất cần thiết cho cơ thể con người.
Beta-Caroten (tiền Vitamin A): cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 10 lần so với cà rốt, là Beta-caroten thiên nhiên nên có tác dụng chống lão hóa mạnh, đồng thời bổ sung Vitamin A. · Lycopen: Cao gấp 70 lần so với cà chua, đến mức có thể kết tinh thành tinh thể.
Là chất Carotenoid có khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa chứng nhồi máu cơ tim và bảo về Gene khỏi tổn thương. Vitamin E ở dạng α tocopherol; Đây chính là vitamin E thiên nhiên nên có tác dụng mạnh hỗ trợ sự phát triển của cơ quan sình sản và làm đẹp da.
· Acid Linoleic (omega 6): Còn gọi là Vitamin F giúp bền vững thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giúp hạ cholesterol máu. Acid Oleic (Omega 9): Giúp phát triển hệ thần kinh. và các loại sợi có Myelin. Đặc biệt tốt cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các nguyên tố vi lượng như: cobon, sắt, kẽm, selen, … Dầu gấc chứa rất nhiều vitamin E và A nên giúp da căng mịn, sáng, trị mụn, khô da, rụng tóc…Làm mờ vết thâm hiệu quả, dưỡng da trắng hồng, phòng ngừa rám má, sạm da, nổi sần, cháy nắng…
Tác dụng dầu gấc trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
+ Phòng chữa khô mắt, thoái hóa hoàng điểm, giúp mắt sáng và khỏe (nhờ tác dụng của beta-caroten, tiền vitamin A).
+ Dầu gấc giúp chữa nám da, trị mụn
+ Giúp da căng mịn, ngăn ngừa lão hóa.
+ Tăng sức đề kháng cho da, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường cho da
+ Phòng chữa, ngăn ngừa chứng viêm và phá hủy AND trong các tế bào da khi tiếp xúc ánh nắng
+ Kích thích sinh ra lớp mô mới, làm vết thương mau lành, chữa các vết bỏng, vết loét, nứt…
+ Giúp trẻ ăn ngon miệng và bổ sung dưỡng chất cho trẻ
+ Trị thâm môi với bạn nữ nào dùng nhiều son có chì rất hiệu quả
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu dầu gấc nấu nhiệt và dầu gấc ép lạnh nha.
1/ Dầu gấc nấu nhiệt
Dầu gấc nấu thủ công là dầu có màu hồng hoặc đỏ nhạt, mùi không đặc trưng. Khi nấu dầu gấc thường phải dùng “dầu dẫn” là dầu nành hoặc dầu dừa. Để tiết kiệm giá thành người ta thường dùng dầu nành, nên 1 lít dầu gấc nấu đã có 800ml là dầu nành trong đó rồi.
Đặc biệt trong quá trình nấu không canh được nhiệt độ nên dễ mất vitamin. Vitamin A, E, tiền vitamin sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 80 độ C. Nên dầu gấc nấu thủ công thường đã mất hết vitamin, chỉ còn lại hoạt chất.
Ưu điểm:
- Dễ làm
- Có thể làm tại nhà
- Khối lượng ít
Nhược điểm:
- Nhiều tạp chất
- Dầu dừa khi nấu ở nhiệt độ cao dầu đã bị oxy hoá
- Dầu gấc khi đun sôi lâu hơn 30 phút thì hàm lượng b-carotene mất đi khoảng 35%.
- Đun nấu càng lâu sẽ làm mất đáng kể hàm lượng tiền chất vitamin A có trong dầu gấc.
- Thời gian bảo quản dầu gấc không được lâu
2/ Dầu gấc ép lạnh
Dầu gấc dùng máy ép dầu chuyên dụng. Dầu gấc ép lạnh là dầu gấc nguyên chất đã qua thanh trùng. Dầu gấc được sản xuất tự động và trên dây chuyền khép kín hoàn toàn bằng công nghệ với số lượng lớn.
Gấc tươi đưa vào máy, bổ tách hạt, xay nhuyễn, thanh trùng. Không trải qua giai đoạn sấy khô màng gấc, không sử dụng phụ gia độc hại, hoàn toàn tự nhiên 100%. Không qua xử lý nhiệt nóng làm mất các dưỡng chất và vitamin A, betacaroten và các axit amin quan trọng của gấc.
Màu sắc: Đỏ thẩm Mùi hương: Như xôi gấc , thơm khi để lâu cũng không bị dậy mùi hôi dầu Khi thoa lên da: Sau 3 phút các dưỡng chất của dầu gấc sẽ nhanh chóng thẩm thấu nhanh vào da. Không nhờn, không có độ bóng, không có cảm giác trơn như dầu ăn.
Không bị đông lại khi trời lạnh. Tỉ trọng nhẹ, thẩm thấu rất nhanh và không để lại độ nhờn khi bôi dầu trên da Không lẫn mùi dầu ăn, không có mùi khét do bị nấu quá kỹ.
Tới đây, chắc hẳn bạn đã biết lựa chọn loại dầu nấu nhiệt hay dầu ép lạnh dể sử dụng chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp cho chính gia đình bạn chưa.
Đến với Fanpage Trần Mao để được tư vấn cụ thể nhất nhé !