Trà Hà Thủ Ô Đỏ Thảo Nguyên

Trà hà thủ ô đỏ được nhiều người chỉ biết tới hà thủ ô được dùng để chữa tóc bạc. Tuy nhiên, công dụng, thậm chí tên gọi của loại thảo dược này còn có những điều không phải ai cũng biết. Hãy cùng Trần Mao tìm hiểu nhé.

I/ Trà hà thủ ô đỏ

Nói đến hà thủ ô, nhiều người nghĩ rằng đó là tên gọi của một vị thuốc trong đông y, kỳ thực đó vốn là danh tự của một người.

Hà thủ ô có hai loại: đỏ và trắng. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ mới là vị thuốc đúng dùng trong Đông y

Trà hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb.hay còn gọi là: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn măng ón, Khua lình.

Đây thuộc loại thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nghiến có củ giống khoai lang.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.

Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.

Hà thủ ô đỏ là loại thực phẩm có nhiều tinh chất quý hơn so với hà thủ ô trắng, vì vậy mà công dụng của hà thủ ô đỏ được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

trà thủ ô đỏ thảo nguyên

II/ Hà Thủ Ô Đỏ

Hà thủ ô đỏ còn được gọi với tên khác là Dạ giao đằng, má ỏn, mằn năng ón (Tày), khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao)

trà thủ ô đỏ thảo nguyên

II/ Tên khoa học

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Polygonum multiflorum, thuộc họ Polygonaceae (Rau răm)

trà thủ ô đỏ thảo nguyên

III/ Đặc điểm trà hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ.

trà thủ ô đỏ thảo nguyên

Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2.5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, ả hai mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.

Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

IV/ Thành phần hóa học

Cây hà thủ ô đỏ chứa 1.7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol.

Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1.1% protid, 45.2% tinh bột, 3.1% lipid, 4.5% chất vô cơ, 26.45g các chất tan trong nước, lecithin, rhaponticin (rhaponticin, pontic in).

Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7.68% tannin; 0.25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0.8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Sau khi chế biến, còn 3.82% tannin; 0.1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0.2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

trà thủ ô đỏ thảo nguyên

V/ Phân biệt hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng và củ nâu

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng hà thủ ô đỏ như một cách để hãm phanh quá trình lão hóa.

Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu.

túi lọc
Trà hà thủ ô

1/ Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ.

 Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

cây hà thủ ô đỏ

2/ Hà thủ ô trắng

Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.

củ hà thủ ô trắng

3/ Củ nâu

Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi.

Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy.

Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tanin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.

củ hà thủ ô đỏ

VI/ Tinh vị. thu hoạch

Hà thủ ô đỏ thường được thu hoạch vào mùa thu. Củ hà thủ ô đỏ sau khi đào sẽ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch.

Hà Thủ Ô có vị đắng, chát. Tính ấm. to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô.

trà hà thủ ô đỏ thảo nguyên

VII/ Tác dụng của trà thủ ô đỏ Thảo Nguyên

1/ Làm đen râu tóc

Trà hà thủ ô đỏ Thảo Nguyên tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ nên sớm bạc và dễ rụng. Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng.

Trà hà thủ ô đỏ Thảo Nguyên có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.

Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM.Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là dạ hợp hay dạ giao đằng, được biết đến là vị thuốc trị suy nhược thần kinh, giúp trẻ lâu và đen râu tóc.

trà hà thủ ô đỏ  thảo nguyên
trà hà thủ ô đỏ

2/ Có lợi cho việc sinh con

Lý luận của y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con.

Trong sách “Bản thảo cương mục”, nhà bác học Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông Hoàng Đế chữa khỏi được chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô.

GS.TS Trần Quán Anh – Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam khẳng định, nam giới bị yếu sinh lý. Tức là khó kiểm soát khả năng cương cứng của dương vật, bị suy giảm ham muốn tình dục hay dễ bị xuất tinh sớm. Dùng hà thủ ô từ 2 – 3 lần/tuần và liên tục trong 2 tháng…có thể khiến khả năng tình dục được cải thiện đáng kể, giúp duy trì sức bền và kéo dài thời gian yêu.

tăng dững chất

3/ Kéo dài tuổi thọ

Y học cổ truyền cho rằng sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định. Bởi vậy việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

4/ Kết quả nghiên cứu dược lý trà hà thủ ô đỏ hiện đại đã chứng minh:

Trà hà thủ ô đỏ Thảo Nguyên có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch. Bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch. Cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Trà hà thủ ô đỏ Thảo Nguyên còn có tác dụng kháng khuẩn. Nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.

5/ Da hồng hào khi uống trà hà thủ ô đỏ

Trà hà thủ ô đỏ Thảo Nguyên thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của hồng cầu giúp da hồng hào, khỏe mạnh.

Đối với phụ nữ, loại cây này giúp chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt. Cải thiện một số triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh.

da hồng hào

6/ Cải thiện tuần hoàn não

 Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy hà thủ ô có tác dụng trong điều trị chứng suy giảm trí nhớ cho người bị Alzheimer.

7/ Phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm

Các hoạt chất trong hà thủ ô giúp cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch, hạ men gan, kích thích tiêu hóa.

Người dùng đúng liều lượng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đau tim, đột quỵ. Công dụng có thể so sánh với những vị thuốc quý như linh chi, đông trùng hạ thảo…

VIII/ Cách sử dụng

Sử dụng hàng ngày như một loại trà:

1/ Dạng túi lọc trà hà thủ ô đỏ

Dùng 1 gói túi lọc ngâm 100ml nước sôi trong 15 phút uống lần đầu, sau đó dùng lại túi lọc ngâm 500ml nước sôi uống trong 1 buổi.

Ngày uống 2 túi lọc. Sử dụng từ 3 – 6 hộp là có kết quả tiếp tục sử dụng.

Sau khi uống nên làm tiếp lần nữa để chiết hết dược tính trong ô mỗi túi lọc.

2/ Dạng thô trà hà thủ ô đỏ:

a/ Rượu hà thủ ô bổ huyết, tăng cường chức năng sinh lý

Dùng 150g hà thủ ô cắt lát, phơi khô, sinh địa 150g rửa sạch, phơi khô ngâm trong 1000ml rượu trắng. Cách 3 ngày lắc bình 1 lần, sau 15 ngày có thể sử dụng.

b/ Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng

Hàng ngày dùng 6 – 10g hà thủ ô sắc nước uống, hoặc dùng 3 – 6g hà thủ ô tán bột uống

c/ Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rü mỏi, khô khát táo bón,

Dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.

d/ Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con

 Dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.

e/ Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm)

 Dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.

f/ Điều kinh bổ huyết

Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt. Nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu. Kiêng kỵ: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ

IX/ Lưu ý trà hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ tươi có độc, nếu dùng tươi chỉ nên sử dụng một lượng rất ít. Tốt nhất là sơ chế trước khi dùng để đảm bảo

Hà thủ ô đỏ chưa bào chế có tác dụng nhuận tràng mạnh vì có thành phần anthraglycosid. Đây là hoạt chất làm tăng kích thích co bóp đường ruột, gây tăng tiết chất nhầy tiêu hoá và gây lỏng phân. Không nên dùng trà thủ ô trước 7h sáng và bạn chưa ăn sáng. Bởi hà thủ ô dễ khiến đường ruột bị kích thích

Khi dùng trà hà thủ ô thì kiêng kị các loại huyết độc vật, vịt luộc, cá không có vẩy.

Cần kiêng những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây.

Trà hà thủ ô đỏ không dành cho người có huyết áp thấp và đường huyết thấp.

Người viêm gan hạn chế dùng nhiều hà thủ ô bởi có thể gây nguy hại sức khỏe.

Nếu đang bị tiêu chảy, thì hãy ngừng uống hà thủ ô đỏ rồi uống một viên thuốc chống bị tiêu chảy loại loperamid để hạn chế tác dụng phụ của hà thủ ô

Lưu ý : Công ty hiện có 2 dòng sản phẩm: Trà hà thủ ô Thảo Nguyên dạng túi lọc và Trà hà thủ ô Thảo Nguyên dạng thô.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *