Sỏi Thận Đông Y (Dạng viên)
Hỗ trợ đặc trị sỏi thận – niệu quản.
Thành phần:
– Kê nội kim
– Râu mèo
– Kim tiền thảo
– Trạch tả
– Mã đề
Hỗ trợ chủ trị :
Làm tan, đẩy ra ngoài các loại sỏi thận và sỏi tiết niệu, triệu chứng như:
– Đái dắt, mót đái, đau nhói bụng dưới, đi giải buốt
– Lưng mỏi, đầu gối mềm
– Tinh thần mệt mỏi, đau quặn bụn dưới, lan ra thắt lưng
– Miệng đắng, động đến đau dữ dội
– Ngửa lên cúi xuống đau như gãy lưng
– Nước tiểu vàng đỏ, đau lan xuống bẹn, mồ hôi vã ra
– Đau 2 bên thắt lưng, tứ chi lạnh.
Cách dùng:
– Ngày dùng 20 viên, chia làm 2 lần sáng tối.
– Uống sau ăn 1-2 tiếng
• Lưu ý: Tính năng hiệu quả làm tan và đào thải sỏi ra ngoài rất tốt nên người dùng cần uống thêm nước để có hiệu quả làm sạch sỏi hoàn toàn và không tái phát lại.
Chi tiết thành phần:
Kê nội kim
Kê nội kim là cái tên được giới Đông y đặt tên, ngoài ra còn có tên là hoàng kim, kế tố tử, kê hoàng bì… Vị thuốc này chính là lớp màng thường bị bỏ đi bên trong của mề gà.
Kê nội kim có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tỳ, vị tiểu trường, bàng quang. Giúp:
+ Viêm đại tràng mạn, lỵ, đầy chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu hóa không tốt.
+ Cầm ỉa chảy, đi lỏng lâu ngày do tỳ hư.
+ Chữa di tinh, đái dầm.
+ Điều trị mụn nhọt: Dùng sát vào mụn cơm, mụn cóc.
+ Trị sỏi bàng quang, sỏi mật, tiểu ra máu.
+ Chữa viêm amidan, nhiệt miệng.
Râu mèo
Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùng trị viêm thận cấp tính và mạn tính; viêm bàng quang; sỏi tiết niệu…Ngoài ra,
Râu mèo còn mang đến tác dụng:
– Bệnh thận, sỏi thận
– Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp
– Hạ đường huyết
– Bảo vệ gan
– Tăng sức đề kháng
– Hỗ trợ trị mụn
– ….
Kim tiền thảo
Kim tiền thảo còn có tên gọi khác là: Bạch Nhĩ Thảo, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Vẩy Rồng, Biến Địa Kim Tiền, Biến Địa Hương, Phật Nhĩ Thảo, Nhũ Hương Đằng, Bản Trì Liên, Cửu Lý Hương, Đồng Tiền Lông, Cỏ Đồng Tiền Vàng…
Theo Đông y cây thuốc này có vị ngọt, tính bình, quy kinh Can đởm, Thận bàng quang. Kim tiền thảo giúp chữa bệnh:
– Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang nhờ các chất axit có thể bào mòn sỏi thận, ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận.
– Kháng viêm, chữa các bệnh viêm và phù thũng.
– Chữa viêm thận, phù và viêm gan, viêm túi mật, chữa trị bệnh đái dắt, đái buốt, tiểu tiện đau rát.
– Dùng cho người bị chứng hạ huyết áp, điều hoà huyết áp ổn định.
– Một số tác dụng khác như chữa trị ghẻ lở, mụn nhọt, bệnh trĩ, quai bị, bị bỏng, rắn độc cắn.
– Tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa dịch âm đạo bất thường ở nữ giới.
Trạch tả
Trạch tả có mùi nhẹ, vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng đi vào bàng quang và thận.
Trong Đông Y, Trạch tả mang đến tác dụng:
– Hỗ trợ lợi tiểu
– Hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch
– Chống viêm, ức chế sưng phù và sự tăng sinh của tổ chức trên u hạt
– Làm giảm lượng cholesterol trong máu
– Hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao
– Bệnh thủy thũng trong viêm thận
– Có thể điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ợ chua, đau bụng, cảm cúm…
Mã đề
Loại cây này có tính lạnh, vị hơi ngọt, được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa đái rắt, lợi tiểu và nhiều tác dụng khác. Cây mã đề có thể dùng tươi hoặc phơi khô thêm vào các bài thuốc đông y trị bệnh.
Các thành phần trong cây mã đề được biết đến là có rất nhiều tác dụng hữu ích cho chức năng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, giảm kiết lỵ,… Trong dân gian, mã đề được dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về đường tiểu, nhất là viêm đường tiết niệu. Làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, trừ đờm viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,… Có thể thấy, đây là vị thuốc có rất nhiều tác dụng về điều trị bệnh thường gặp.