Hoa oải hương với sắc tím lãng mạn và hương thơm ngát đã được biết đến cách đây hàng nghìn năm từ thời Hy Lạp cổ đại. Không chỉ đẹp mà hoa oải hương còn đem lại ý nghĩa thiết thực chống lại những tác động xấu từ môi trường đối với cơ thể nhờ đặc tính dược liệu của nó.
Tinh dầu oải hương Trần Mao hay còn có tên gọi khác là tinh dầu Lavender, được chiết xuất từ hoa, lá và rễ của cây oải hương.
Tinh dầu này có thể chữa bệnh đau đầu, chứng mất ngủ, chống viêm, chữa vết bỏng và một số bệnh ngoài da.
Tinh dầu oải hương được chiết xuất chủ yếu từ hoa oải hương thông qua chưng cất hơi nước. Hương thơm và tinh chất của loài hoa này được chiết xuất trong từng giọt tinh dầu mà chúng ta sử dụng. Tinh dầu oải hương là một trong số ít những tinh dầu có thể sử dụng được trực tiếp trên da.
I. Sử dụng tinh dầu oải hương Trần Mao có tác dụng:
1. Trị mụn trứng cá
Khi lượng dầu trên da tiết ra nhiều, cộng thêm môi trường bụi bẩn và da chết sẽ khiến vi khuẩn trên da sinh sôi, nảy nở. Dần dà, lỗ chân lông sẽ bị bít lại, gây viêm nhiễm và xuất hiện mụn trứng cá.
Tinh dầu oải hương có tính năng diệt khuẩn, giúp cân bằng tuyến bã nhờn, ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn, nhất là mụn trứng cá. Bên cạnh đó, tinh dầu oải hương còn giúp nhanh lành vết thương, giảm thiểu sẹo do mụn.
Cách dùng:
Pha một vài giọt tinh dầu với nước ấm. Dùng bông tẩy trang nhúng vào hỗn hợp rồi thoa nhẹ nhàng lên làn da cần điều trị. Hoặc bạn cũng có thể dùng tinh dầu oải hương để xông hơi, giúp thải độc tố ra ngoài, làm da sáng bóng.
2. Trị cháy nắng
Ngâm mình trong nước ấm chứa tinh dầu oải hương giúp làm dịu làn da bị cháy nắng. Nhỏ 8 giọt tinh dầu oải hương vào bồn tắm với nước ấm, rồi ngâm mình trong đó 10 phút.
3. Trị bỏng (nhẹ)
Khi bị bỏng, ngâm vết thương vào nước sôi để nguội tầm 5 phút để làm mát vùng da bị tổn thương. Không nên dùng trực tiếp nước lạnh hoặc đá lạnh vì dễ gây phồng rộp vết bỏng. Sau đó thoa một lớp tinh dầu oải hương trực tiếp lên vết thương. Cách này khiến vết thương nhanh lành, không phồng rộp và để lại sẹo.
4. Bị vết thương nhỏ
Nếu cơ thể bị các vết thương nhỏ, hãy thoa tinh dầu oải hương lên để chống nhiễm trùng và tránh để lại sẹo.
5. Cơ thể mệt mỏi
Ngâm chân với nước ấm có tinh dầu oải hương để thư giãn. Tinh dầu sẽ ngấm đều vào cơ thể thông qua các “lỗ nhỏ li ti” dưới lòng bàn chân. Giúp kích thích các dây thần kinh, tuần hoàn máu, khiến cơ thể thư giãn và thoải mái.
6. Bị sốt
Dùng khăn bông thấm nước ấm có pha tinh dầu rồi lau nhẹ nhàng toàn thân người bệnh. Chú ý không để người bệnh nhiễm lạnh.
7. Bị đau đầu
Pha 2 giọt tinh dầu với 10ml nước lạnh rồi dùng vải mỏng hoặc gạc bông thấm ướt, xoa đều lên 2 bên thái dương, trán, cổ và đầu. Sau đó massage nhẹ nhàng.
8. Bị mất ngủ
Nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào gối để giấc ngủ được ngon và sâu hơn. Nếu là trẻ nhỏ, trộn 1 giọi tinh dầu oải hương với 1 giọt tinh dầu cây phong lữ (Geranium oil). Dùng dầu massage lưng cho bé hoặc nhỏ tinh dầu vào nước tắm cho bé cũng mang lại kết quả tương tự.
Ở Đức, hoa oải hương được sử dụng như một loại trà chữa chứng mất ngủ và bệnh viêm dạ dày
9. Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt vẫn là “nỗi ám ảnh” của hầu hết phụ nữ vì mức độ khó chịu của nó. Dùng 2 giọt tinh dầu oải hương thoa vào bụng dưới và massage nhẹ nhàng. Hoặc chườm khăn nóng cho thêm vào giọt tinh dầu oải hương. Cơn đau co thắt sẽ biết mất một cách nhanh chóng.
10. Xua đuổi côn trùng
Côn trùng thường rất sợ mùi oải hương. Để ngăn ngừa bị côn trùng cắn, hãy cho vài giọt tinh dầu oải hương vào một cái đĩa nhỏ để ở khu vực côn trùng hay đi vào.
Nếu không may bị côn trùng cắn thì hãy thoa trực tiếp tinh dầu oải hương lên da để chống nhiễm trùng và ngứa.
11. Trị bệnh ghẻ
Thoa tinh dầu oải hương lên những vết ngứa khi bị ghẻ thay vì dùng các loại thảo mộc trị ghẻ khác. Sử dụng hàng ngày để giảm bớt con ngứa. Bên cạnh đó, cần thay quần áo, vỏ gối, ga trải giường thường xuyên.
12. Hỗ trợ chữa bệnh viêm xoang
Xông hơi tinh dầu oải hương cũng là một phương pháp hỗ trợ chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
II. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu oải hương Trần Mao:
– Không được uống hay thoa tinh dầu oải hương lên các vết thương hở.
– Đặc biệt không sử dụng tinh dầu cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh