Lâu nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau dùng tam thất để chữa bệnh, nhưng phần lớn chưa hiểu hết công dụng của nó và tác dụng của củ tam thất để sử dụng cho hiệu quả và áp dụng cho từng bệnh. Tam thất là một trong những vị thảo mộc có tác dụng rất tốt nhiều mặt, mà tác dụng nào cũng đáng tin cậy cả. Vì vậy người xưa, nhất là trong nhà có phụ nữ thì Tam thất được quý hơn vàng vì có những lúc bệnh cấp, có vàng cũng chưa chắc đổi được Tam thất mà dùng. Vì vậy mới có tên “vàng không đổi”.
Theo Đông y Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi. Theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi sinh huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.
Tam thất có hai loại: Tam thất bắc và tam thất nam.
-Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn.
-Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ gừng.
Cách sử dụng tam thất:
– Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống
– Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi sinh.
Cách dùng:
Dùng cầm máu, giảm đau nhanh.
Mỗi ngày uống 10 – 20 g, chia làm 4 – 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 – 6 g, chia hai lần.
Trẻ em tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 – 1/2 liều người lớn. Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.
Một số bài thảo mộc từ tam thất:
– Chữa thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh):
+ Bột tam thất uống 6g /ngày.
+ Tần gà non với tam thất, ăn nguyên con.
– Chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh:
+ Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).
SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC NÊN KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH !!!