Đặc điểm khổ qua rừng
Khổ qua rừng
Có tên khoa học là Momordica charantia – L. Là một loại cây dạng dây leo, mọc hoang ở khắp nơi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người ta còn gọi khổ qua là mướp đắng vì nó thuộc họ bầu bí và có vị rất đắng. Qủa khổ qua rừng rất nhỏ, quả to nhất chỉ bằng ngón chân cái.
Dây khổ quả rừng
Có chứa nhiều vitamin, magie, canxi, alkaloid, kẽm, Cucurbitacin, momordicin, một số chất glycosides và hợp chất terpenoid, Protein, acid folic có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, giúp hỗ trợ và điều trị bệnh hiệu quả.
Tác dụng của khổ qua rừng
Tác dụng chung
Theo y học cổ truyền, khổ qua có vị đắng, tính mát, không độc; với công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường, giúp sáng mắt, tiêu đờm.
Theo lương y Trần Duy Linh (Tp.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt.
Tác dụng của lá khổ qua rừng
Trà lá khổ qua hãm nước uống giúp giải nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, giảm đường huyết, phòng ngừa tiểu đường.
Lá khổ qua dùng để chế biến món ăn giúp giải nhiệt, trẻ nhỏ dùng nước khổ qua tắm để trị rôm sảy.
* Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… đó chỉ là một trong rất nhiều tác dụng của khổ qua.
* Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: khổ qua giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); alkaloid trong khổ qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Bạn có thể dùng khổ qua như một thức uống bổ tỳ vị hằng ngày rất tốt.
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp!