Trà Dây thiên nhiên là một loại thức uống đầu tiên được người dân tộc Tây Kinh khám phá và sử dụng. Các nhà khoa học đã chứng minh, trà dây là một trong những thức uống quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh cho con người.
Đặc biệt, trà dây chữa đau dạ dày rất hiệu quả. Vậy để tìm hiểu sâu hơn về Trà Dây, bạn hãy cùng Trần Mao tìm hiểu thêm nhé.
I/ Trà Dây thiên nhiên là gì?
Trà Dây (hay chè dây ) là cây leo thuộc họ Nho. còn được gọi là bạch liễm. Ngưu khiên ty, hồng huyết long, điền bồ trà, hay thau rả ( tiếng Nùng), khau rả ( tiếng Tày).
Loại cây này thường hay mọc ở vùng rừng và thung lũng ở Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sa Pa,..Cũng như ở các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và cả Nhật Bản nữa.
Trong dân gian, trà dây thường được sử dụng bằng cách thu hái cả lá. Và cây lúc chưa ra hoa đem chặt nhỏ, rửa sạch rồi phơi khô. Khi dùng thì hãm qua nước đun sôi để uống hàng này giúp tăng cường sức khỏe. Phòng tránh bệnh tật và điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
II/ Tên khoa học
Trà Dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis. Họ nho.
III/ Thành phần hóa học
Kết quả phân tích thành phần của trà dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất flavonoid. Toàn phần chiếm 18.15 +_ 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+_ 0.04% và tanin (10.82 -13.30%); chứa hai loại đường Glucose và Rhamnose.
Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của trà dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin…,
IV/ Đặc điểm trà dây thiên nhiên
Thoạt nhìn trà dây có màu trắng như màu mốc, màu như vậy là do nhựa trà dây tiết ra. Với kinh nghiệm các nhà khoa học thì lá trà dây càng màu trắng thì chứng tỏ nhiều nhựa và rất tốt.
V/ Chế biến trà dây thiên nhiên
Không phải cứ đem chè về chặt ngắn phơi khô là có thể thành thuốc. Các công đoạn chế biến trà dây đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ, trải qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ:
Đầu tiên khi hái về người ta sẽ lọc ra các loại lá già héo, cành héo
Chặt chắn chè dây thành từng đoạn khoảng 2cm, không được chặt quá dài
Ủ chè dây từ 1 đến 2 đêm cho chè lên men (Với cách ủ truyền thống) để tạo phấn chè và phát huy dược tính có trong chè
Phơi trà dây ngoài trời nắng to đến khi chè chưa khô hẳn
Sao trà dây bằng chảo than củ tới khi chè đạt độ thơm và phấn chè có màu trắng mịn là được.
VI/ Tác dụng của trà dây thiên nhiên
1/ Trà dây thiên nhiên giúp trị viêm loét dạ dày
Trà dây nổi tiếng nhất chính là nhờ vào khả năng trị các bệnh đường ruột. Trong một nghiên cứu từ Việt Nam vào năm 2008 cho thấy. Loại cây này có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.
Tỷ lệ liền vết sẹo ở bệnh nhân được cho uống trà là 80%. Đồng thời tỷ lệ vi khuẩn HP bị tiêu diệt lên đến 42.5%
2/ An thần chống mất ngủ
Những người làm việc căng thẳng, khó ngủ, hay suy nghĩ sẽ cải thiện đáng kể, góp phần tái tạo, duy trì năng lượng cho ngày mới.
3/ Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan
Các dưỡng chất trong thảo dược có thể tiến hành thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan. Đặc biệt, phù hợp với người nóng trong, hay uống rượu bia, mặt nổi mụn nhiều.
4/ Chữa vi khuẩn Hp
Trà Dây đóng vai trò như hoạt tính kháng sinh tự nhiên, hoạt động theo cơ chế diệt khuẩn sẽ tiêu diệt, tẩy sạch vi khuẩn
5/ Trung hòa acid dạ dày
Khi lượng acid dạ dày bị tiết ra quá nhiều sẽ làm đau dạ dày, thường xuyên ợ chua, nóng, bụng đau âm ỉ… Trà Dây sẽ trung hòa acid một cách tối đa
6/ Tiêu hóa tốt
Ngoài việc giúp ăn ngon, ngủ ngon thì Trà Dây thảo nguyên còn hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn chống khó tiêu hay tiêu chảy.
VII/ Cách sử dụng
Hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày.
Dạng thô: Mỗi ngày dùng 40 gram chè dây đun sôi cùng 1,5 lít nước uống trong ngày
Dạng túi lọc: Ngâm 3 túi lọc vào 1 lít nước nóng.
Khi dùng chè dây chữa loét dạ dày, người bệnh cần kiêng ăn các thức ăn cay nóng. Nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, nước có ga…
Đối với trường hợp diệt khuẩn HP, nên dùng Trà dây lúc chưa ăn sáng. Ngày dùng 6 túi.
Với người bệnh có tình trạng huyết áp thấp nên uống trà dây khi đã ăn no. Có thể thêm đường hoặc mật ong để tránh các tác dụng không mong muốn.
Lưu ý : Công ty hiện có 2 dòng sản phẩm: Trà Dây Thảo Nguyên dạng túi lọc và Trà Dây Thảo Nguyên dạng thô.
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.