Hỗ Trợ Đặc Trị Phổi Và Lá Lách

Thành phần

Hỗ Trợ Đặc Trị Phổi Và Lá Lách

– Quế nhục
– Viễn Chí
– Ngũ vỉ tử
– Và một số thảo dược quý

Hỗ trợ chủ trị:

Hỗ Trợ Đặc Trị Phổi Và Lá Lách

– Các chứng phổi và lá lách đều yếu.
– Triệu chứng phát nóng, sợ lạnh, chân tay mỏi mệt, ăn ít, đi tả
– Khí huyết hư yếu, ho thở khò khè mãi không khỏi, hen phế quản…

Cách dùng:

Hỗ Trợ Đặc Trị Phổi Và Lá Lách

– Ngày uống 2 lần
– Mỗi lần uống 10 viên với nước ấm
– Uống trước hoặc sau ăn 2 tiếng.

Chi tiết thành phần:

Quế nhục:

Hỗ Trợ Đặc Trị Phổi Và Lá Lách
Quế nhục còn có tên gọi khác là Ngọc Thụ, Quế đơn, Quế bì, Ngọc quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao), Quế thanh,… khí thơm, vị cay ngọt, tính nhiệt. Qui vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can, kỵ lửa, kỵ hành sống và Xích thạch chi. Giúp:
Bổ hỏa trợ dương tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết thông kinh.
Chủ trị: Lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

Viễn Chí

Hỗ Trợ Đặc Trị Phổi Và Lá Lách
Trong đông y cây viễn chi đã được sử dụng từ lâu với nhiều công hiệu. Một số đặc tính của viễn chi theo các tài liệu ghi chép từ lâu đời gồm:
Viễn chi có vị đắng, the, tính ôn và quy vào 2 kinh tâm, thận có tác dụng an thần, ích trí, trừ đàm, ích tinh khí, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc.
Thảo dược viễn chi được dùng để chữa ho, tiêu đờm trong bệnh viêm phế quản; trị chứng hay quên, giảm trí nhớ; ích tinh trị liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già; tác dụng an thần, ổn định tâm trí…
Tác dụng dược lý đã được chứng minh trên một số thực nghiệm:
– Tác dụng giảm ho: Trên mô hình thực nghiệm cho chuột nhắt trắng, cho chuột bị gây ho viễn chi uống dưới dạng cao, có tác dụng giảm ho rõ rệt.
– Tác dụng long đờm: Viễn chi giúp làm loãng đờm, giúp loại bỏ đờm dễ hơn.
– Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây đau cho chuột nhắt, cho chuột uống viễn chi thấy có tác dụng giảm đau rõ rệt.
– Tác dụng an thần, gây ngủ: Viễn chi có tác dụng làm kéo dài thời gian ngủ và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nó có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ barbituric ở chuột nhắt trắng.
– Tác dụng trên hệ thống thần kinh trung ương: Viễn chi có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống co giật.
– Tác dụng đối với vi khuẩn: Cao viễn chi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như virus Stapphylococus, Bacillus subtilis.
– Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích tăng co bóp tử cung, nên không được dùng cho phụ nữ mang thai.

Ngũ vỉ tử:

Hỗ Trợ Đặc Trị Phổi Và Lá Lách
Dược liệu này có tên gọi là Ngũ vị tử vì là loại quả có 5 vị: Mặn, ngọt, chua, cay và đắng. Nhưng vị chua chiếm phần lớn, vỏ có vị ngọt, bên trong hạt có vị đắng và cay. Loại quả này là một vị thuốc trong đông y và cũng dùng cho vào các món hầm như gia vị. Công dụng với các chứng bệnh: ra mồ hôi trộm, hen suyễn thở gấp, di tinh…
Trong đông y, ngũ vị tử là một phương thuốc dùng trị ho, thở hổn hển, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, trị liệt dương và mệt mỏi, lười hoạt động. Vì tính chất ngũ vị tử theo đông y có vị chua, mặn, tính ôn, không độc, đi vào hai kinh phế và thận, nên có tác dụng liêm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm vị thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh trừ nhiệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *