I. Khoai tây Đà Lạt
Khoai tây là loại chứa nhiều tinh bột, giàu vitamin B1, B2. Đặc biệt, khoai tây sau khi nấu chín chứa lượng vitamin C khá cao.
Khoai tây rất tốt cho huyết áp, giúp giữ huyết áp hoạt động ổn định và cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi thành mạch tim.
Khoai tây Đà Lạt có vị ngọt bùi, béo, ăn rất ngon. Không những được sử dụng để làm thực phẩm mà nó còn có tác dụng rất để điều trị một số bệnh.
II. Tác dụng chữa bệnh của khoai tây đối với sức khỏe:
1. Giảm stress, nâng cao tinh thần, chống trầm cảm:
Cơ thể thiếu vitamin A, C hoặc nạp quá nhiều thành phần acid khiến bạn dễ bị ức chế, mất bình tĩnh, bất an, lo lắng.
Những lúc như vậy, thưởng thức một miếng khoai tây được chế biến thành món yêu thích sẽ giải tỏa được những trạng thái trên nhé.
2. Trị loét dạ dày:
Khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn, có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng.
3.Trị chứng táo bón mãn tính:
Rửa sạch khoai tây, giã nát, rây lọc lấy nước uống trước bữa ăn sẽ cho kết quả tốt.
4. Chống ung thư:
Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat, chủ yếu nằm ở dạng tinh bột. Loại tinh bột này có tác dụng chống ung thư ruột kết tương tự như chất xơ.
5. Chữa chứng phù mặt
Bệnh gan khiến mặt bạn bị phù lên, đau đớn, khó chịu. Bạn có thể giảm thiểu cơn đau bằng cách lấy một miếng vải bọc miếng khoai tây đã được giã nhỏ, đắp lên mặt tầm 30 phút.
6. Trị mụn trứng cá
Khoai tây cũng có công dụng trị mụn trứng cá. Bạn cần luộc chín khoai tây, xay nhuyễn nó, rồi trộn với nửa cốc sữa tươi không đường, đắp lên mặt 20 phút. Thực hiện liên tục trong một tháng sẽ nhận được kết quả bất ngờ.
7. Giúp làm giảm sỏi thận
Tăng lượng acid uric trong máu là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh sỏi thận. Khoai tây là thực phẩm được bác sĩ khuyên bệnh nhân ăn nhiều trong thời kỳ điều trọ sỏi thận. Vì trong khoai tây có hàm lượng sắt và canxi cao.
8. Kháng viêm
Khoai tây dễ tiêu hóa, có tác dụng làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, khoai tây còn có tác dụng kháng viêm. Rất tốt cho điều trị bệnh ngoài da hay các vết loét.
9. Tốt cho người bệnh tiểu đường:
Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường.
10. Chữa bỏng
Khi bị bỏng, hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên chỗ bị thương, để một lúc lâu. Tuy nhiên, trước khi đắp, không nên rửa chỗ bị bỏng.
III. Một số lưu ý khi dùng khoai tây Đà Lạt:
-Sử dụng khoai tây tươi để chế biến. TUYỆT ĐỐI không sử dụng khoai tây đã mọc mầm. Vì khoai mọc mầm sẽ sinh ra các độc tố, rất nguy hiểm.
Lưu ý khi uống nước ép trái cây:
-Có thể trộn nước ép khoai tây với nước ép cà rốt hay các loại nước ép khác để cho dễ uống.
-Cần chú ý vì nước ép khoai tây có thể dẫn đến chứng tiêu chảy.
-Nếu có vấn đề về dạy dày, bạn không nên dùng nước ép khoai tây.