Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Táo bón là vấn đề về hệ tiêu hóa mà ai cũng từng gặp phải. Nhưng chúng ta cần chú ý về biểu hiện này đây có thể là dấu hiệu bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy để biết cách phòng tránh và điều trị khi gặp phải bệnh táo bón cũng như những vấn đề xung quanh chứng bệnh này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Bệnh táo bón là gì? Có nguy hiểm hay không?


Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh táo bón. Khi bị táo bón, người bệnh buồn đi vệ sinh nhưng phải rặn mạnh, phân khô, cứng. Thường nhiều ngày mới đi một lần và thời gian đi vệ sinh cũng kéo dài hơn bình thường. 

Đây là bệnh hay gặp phải nhưng nếu bị táo bón kéo dài không có biện pháp điều trị sẽ dẫn tới rất nhiều bệnh lý nguy hiểm dẫn đầu là bệnh trĩ. Ở những bệnh nhân có bệnh mãn tính về cao huyết áp, những người mắc bệnh tim mạch, xơ gan cổ chướng rất dề gây ra biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây nên bệnh táo bón

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Ăn uống không khoa học


Yếu tố ảnh hưởng chính gây ra bệnh táo bón đó là chế độ ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh. Chế độ ăn quá ít rau, củ quả (sẽ thiếu hụt chất xơ), mà thường xuyên ăn nhiều thịt, cá tôm (dư thừa chất đạm) sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi. Lượng thức ăn tồn đọng, không tiêu hóa được sẽ gây khó tiêu. Bên cạnh đó, việc uống ít nước mỗi ngày cũng khiến đường ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Thường xuyên căng thẳng, ít vận động


Khi áp lực, stress nhiều trong công việc hằng ngày được xem là yếu tố khiến nhiều người mắc bệnh táo bón. Điều này thường gặp ở các nhân viên văn phòng khi phải ngồi làm việc, ít hoạt động. 

Do uống thuốc Tây

Khi sử dụng thuốc tây, có nhiều loại sẽ có tác dụng phụ đó là gây nên chứng bệnh táo bón. 

Dùng chất kích thích: trà, cà phê,…


Các chất kích thích như trà hoặc cà phê, rượu, bia có thể là nguyên nhân gây nên chứng táo bón nếu các bạn sử dụng quá nhiều và thường xuyên mỗi ngày. Những chất này làm người bệnh mất nước tương đối vì giúp lợi tiểu đấn đến tình tràng đi tiểu nhiều, làm ruột tăng hấp thụ nước và điều này làm đấn đế tình trạng táo bón do phân bị cứng. 

Dị ứng sữa bò


Dị ứng sữa bò sẽ gây ra tình trạng táo bón ở nhiều người. Những người ăn nhiều phô mai (sản phẩm từ sữa bò) cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.

Thường xuyên nén, nhịn đi vệ sinh


Khi công việc quá bận rộn hoặc ngại sử dụng nhà vệ sinh bẩn mà nín nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài sẽ gây nên chứng mất cảm giác muốn đi vệ sinh và gây nên bệnh táo bón.

Thói quen sinh hoạt, mồi trường số bị thay đổi đột ngột

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường sống có thể tác động trực tiếp đến chức năng ruột khiến nhiều người bị ảnh hưởng gây nên bệnh táo bón. 

Mang thai


Căn bệnh táo bón cũng là căn bệnh thường xuyên gặp phải ở phụ nữ mang thai. Trong thười gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng từ thực phẩm và các loại thuốc bổ (sắt, canxi,…) có thể ảnh hưởng đến đường ruột của phụ nữ gây nên bệnh táo bón trong suốt thai kỳ. 

Dấu hiệu nào để nhận biết bạn đang bị táo bón:

Các triệu chứng và biểu hiện như của người mắc bệnh táo bón:

Táo bón nhẹ có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần
  • Phải rặn để đẩy phân ra ngoài, nhưng phân rất cưng, khô và có đường kính lớn. 
  • Cảm thấy đau quặn bụng rất muốn đi vệ sinh nhưng lại khó để đi được. 
  • Hậu môn sẽ bị đau rát khi đi vệ sinh. 
  • Trên bề mặt của phân cứng sẽ có dính chút máu. 

Khi bị táo bón nặng các triệu chứng có thể tăng lên như sau: 

  • Sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn liên tục là những tình trạng có thể gặp phải. 
  • Bụng có cảm giác đầy hơi, chướng bụng rất khó chịu. 
  • Sụt cân, da dẻ xanh xao, mệt mỏi. 
  • Hậu môn có thể bị nứt, chảy máu và đau rát kho cố gắng rặn mạnh. 
  • Táo bón lâu ngày không chữa trị thì sẽ gây ra bệnh trĩ vô cùng nguy hiểm. Gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cũng gây ra cảm giác xấu hổ, ngại ngùng. 

Tình trạng táo bón mãn tính sẽ dẫn đến hệ lụy gì?

  • Trĩ
  • Vết nứt hậu môn
  • Táo bón mãn tính có thể gây ra tình trạng phân bị kẹt trong ruột, tích tụ phân cứng và đôi khi gây tắc ruột do phân. 
  • Táo bón kéo dài làm cho các mô của trực tràng thường xuyên bị căng giãn, lâu ngày dẫn đến tình trạng sa phần niêm mạc ống hậu môn và niêm mạc tuyến của trực tràng gây ra tình trạng sa trực tràng. 

Để thoát khỏi tình trạng táo bón nhanh nhất thì cần làm gì tại nhà?

Uống nhiều nước

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Để giúp trị táo bón hiệu quả và thanh lọc cơ thể thì cần uống nhiều nước. Để giúp phần được thải ra ngoài một cách dễ dàng thì cần cần uống nhiều ước để giúp phân mềm hơn.

Tiêu thụ nhiều chất xơ

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Các chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả… và là biện pháp phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả nhất. Việc kéo nước vào phân khiến phân mềm hơn và tăng sự đào thải ra bên ngoài thì sự đóng góp của chất xơ là vô cùng quan trọng. Chất xơ không bị hòa tan trong ruột là môi trường tốt để các lợi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển. 

Bột matcha rau má

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Rau má từ xưa tới nay là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y, rau má có tính mát giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giải độc gan, mẩn ngứa, chữa ngộ độc và đau họng do ho. Bột rau má được sử dụng phổ biến từ rất lâu, dùng làm bột dinh dưỡng, bột pha chế hoặc để hỗ trợ điều trị một số loại bệnh trong đó có hỗ trợ điều trị táo bón. 

Có thể dùng rau má tươi trộn cùng mè đen và giấm ăn trong vài ngày sẽ có công hiệu không ngờ cho bệnh táo bón. 

Bột diếp cá

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Rau diếp cá có vị hơi chua, tính mát, mùi hơi tanh đặc trung, rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, sát trùng. Rau diếp cá là bài thuốc dân gian lâu đời có tác dụng trị táo bón. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng hỗ trợ một số bệnh:sởi ở trẻ em, viêm phổi, trĩ, bí tiểu, viêm ruột,…

Dùng rau diếp cá trị bệnh táo bón vô cùng đơn giản. Dùng 100-150ml nước ấm pha với 5g bột diếp cá Trần Mao để uống hằng ngày. Nếu uống không quen thì cho thêm một chút muối hoặc đường sẽ dễ uống hơn. 

Bột cà rốt

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Cà rốt chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất (vitamin, protein, chất xơ, sắt, canxi, beta carotin,…) cần thiết cho cơ thể có tác dụng điều hòa ruột, thanh mát bụng. Dùng cà rốt làm nước ép hoặc làm món ăn hằng ngày trong 3-5 ngày sẽ nhận được hiệu quả.

Cà rốt có hương vị thơm ngon là nguyên liệu nhiều trẻ em ưa thích. Do đó, đối với đối tượng táo bón là trẻ em, cha mẹ có thể cho bé uống nước ép cà rốt hằng ngày, hoặc bổ sung vào mỗi khẩu phần ăn, tăng vị ngon và hỗ trợ chữa táo bón.

Bột khoai lang

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Khoai lang có lượng chất xơ gấp đôi khoai tây, tăng khả năng tiêu hóa của người bị táo bón. 

Khoai lang có nhiều vitamin có lợi cho cơ thể như B, C, chứa nhiều nước, canxi, sắt, lipid…đồng thời cung cấp một lượng lớn magie cho cơ thể giúp nhuận tràng, thông tiện hiệu quả. 

Hạt chia

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Hạt chia là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất xơ, vitamin, omega 3 cao rất tốt làm tăng nhu động ruột. giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Hạt chia còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 

Để phân mềm, dễ đào thải ra ngoài nên ăn hạt chia thường xuyên. Hạt chia cũng tăng khả năng làm bền thành mạch, giảm sưng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ nhờ chất oxy trong sản phẩm.

Ngũ cốc

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Để phòng và chữa táo bón thì chất xơ trong ngũ cốc là vô cùng cần thiết. 
Ngũ cốc chứa nhiều dầu béo tự nhiên, giúp nhuận tràng thông tiện hiệu quả, cầm máu, tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa.

Dầu dừa

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Thành phần của dầu dừa có chứa rất nhiều rất nhiều axit béo như: Axit Capric, Axit Caproic, vitamin E, các chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể và diệt khuẩn.  
Trong dầu dừa có nhiều hoạt chất, kháng sinh tiêu diệt nhiễm trùng nên được dùng để chữa các bệnh như: táo bón, bệnh trĩ, rạn nứt hậu môn rất công hiệu.  
Khi bị trĩ người bệnh chỉ cần bôi một ít dầu dừa vào hậu môn thì việc đi ngoài rất bình thường.
Theo đó, người bệnh chỉ cần thường xuyên áp dụng cách trị táo bón đơn giản với dầu dừa, chứng táo bón được đẩy lùi, búi trĩ nhờ đó ngăn chặn sự phát triển về kích thước, khả năng viêm nhiễm được loại bỏ và không còn đau rát khó chịu.

Dầu dừa giúp cân bằng độ pH của dạ dày, tăng tính co thắt của cơ ruột. Tạo thói quen uống dầu dừa mỗi ngày giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, giúp hệ thống tiêu hóa phá vỡ thức ăn nhanh hơn, tăng tần suất đi đại tiện, tình trạng táo bón từ đó cũng được cải thiện.

Bột sắn dây

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Bột sắn dây có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ trị táo bón. Bột sắn dây giúp giải độc, thông đại tiểu tiện, thanh nhiệt rất tốt… nên được dùng phổ biến để trị táo bón, cơ thể bị nóng nực, mụn nhọt… 

Tình trạng táo bón của người bệnh có thể khắc phục bằng việc sử dụng bột sắn dây. 
Cách sử dụng: Lấy một lượng vừa đủ (khoảng 2 thìa café) bột sắn dây rồi hòa tan với khoảng 200ml nước sôi để nguội. Sau đó, đun bột với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sắn dây có màu trong thì tắt bếp. Để nguội thì có thể ăn trực tiếp. Nếu ăn bột sắn dây thường xuyên thì sẽ cải thiện được tình trạng táo bón. 
Chúng ta có thể hòa bột sắn dây với nước sôi để nguội và uống trực tiếp. Có thể thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn. 

Mật ong

Làm sao để táo bón không đeo bám bạn?

Cộng dụng tuyệt vời của mật ong đối với sức khỏe như ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại trong đường ruột, thải độc, kháng khuẩn. Chất lỏng được đưa thêm vào ruột, bôi trơn đường tiêu hóa, làm mềm phân nhờ vitamin C và nước trong mật ong. 

Để khắc phụ tình trạng táo bón cần chuẩn bị 100ml mật ong nguyên chất và 1 ly sữa ấm không đường.Khuấy đều hỗn hợp lên và uống hết 1 lần. Bạn nên uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn để kích thích đại tiện, tạo thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày.

Chúc các bạn sức khỏe!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *