Nông dân Đắk Lắk mang cả đồng khoai ế lên chợ mạng

Được khách mua online ủng hộ, trong một tuần, người dân Ea Kar (Đắk Lắk) đã bán hết 3 tấn khoai lang Nhật. Dù vậy, con số nói trên vẫn không cứu được cả đồng khoai hàng trăm tấn.

Hơn một tuần nay, các đơn hàng đăng ký mua khoai lang Nhật gửi về địa chỉ bán khoai tại Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn tăng lên từng ngày. Khách hàng đến từ nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP HCM… Chỉ trong gần một tuần, 3 tấn khoai của nông dân Ea Kar (Đắk Lắk) được bán hết. Nhiều khách chưa nhận được hàng thông báo sẽ kiên nhẫn đợi thêm.

Không có mô tả ảnh.

Chị Trần Mao, chủ một đại lý bán vé máy bay tại Đà Lạt là người giúp nông dân đưa khoai lên chợ mạng. Chị Mao cho biết, con số 3 tấn nói trên có vẻ lớn. Dù thế, so với cả cánh đồng hàng trăm tấn đang ế, hỏng dần thì con số đó chỉ như muối bỏ bể.

Cũng theo chị Mao, nhu cầu mua khoai từ khách còn nhiều. Song hiện nay, việc đáp ứng rất khó. Nguyên nhân là khoai thu hoạch quá lứa, lại gặp thời tiết nắng nóng nên hỏng gần hết. “Ý tưởng bán khoai online giá như đến sớm hơn có lẽ đã giúp nông dân bớt phần thiệt hại”, chị Mao chia sẻ.

Danh sách khách đặt mua khoai còn dài nhưng người bán cho biết, hiện rất khó để đáp ứng hết. Ảnh: NVCC
Danh sách khách đặt mua khoai còn dài nhưng người bán cho biết, hiện rất khó để đáp ứng hết. Ảnh: NVCC

 

Cách đây không lâu, chị được người họ hàng ở Đức Trọng (Lâm Đồng) gửi cho một bao khoai lang Nhật. Ăn thấy ngon, nhưng hỏi kỹ chị mới biết nông dân vùng trồng khoai tại Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắk đều đang “chết dở” vì bí đầu ra. Khoai thu hoạch 10 phần chỉ bán được 1-2 phần. Số không bán được gặp thời tiết nắng nóng đã bị hư gần hết.

Chị Mao bàn với bạn bè mang khoai lên chợ mạng rao bán với giá 12.000 đồng/kg. Không ngờ, ý tưởng này được khách hàng nhiều nơi ủng hộ. Theo chia sẻ của khách mua, giá này rẻ hơn tại siêu thị ở Hà Nội và TP HCM 4.000-6.000 đồng/kg. Thậm chí, mức giá đó rẻ hơn cả chục nghìn/kg với một số nơi ở TP Vinh (Nghệ An).

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và trong nhà

Tuy nhiên, lúc tìm được đầu ra lại là lúc “cung đã không còn đủ cầu”, do khoai nằm dưới ruộng quá lứa thu hoạch bị hỏng gần hết. Bà Nguyễn Thị Sâm, chủ một hộ trồng khoai tại Ea Kar cho hay, nhà bà trồng hơn 2 ha khoai lang Nhật. Với diện tích này, trung bình gia đình mỗi năm thu hoạch 13-15 tấn khoai, sau đó bán cho mối mua gom của nhà máy chế biến nông sản hoặc thương lái.

Nhưng năm nay, bà Sâm chỉ bán được 2 tấn vào trước Tết. Hơn chục tấn còn lại vẫn nằm dưới ruộng không có người mua. “5 người cày xới ruộng khoai, chọn lọc 1 ngày chỉ được 250 kg. Bình thường, mỗi ha khoai thu ít cũng được 4 tấn, nay chỉ còn 6-7 tạ. Giờ chỉ bán theo kiểu vớt vát bớt thiệt hại”, bà Sâm nói.

Trung bình 1 ha trồng khoai thu về được 4 tấn, nay do hư hỏng chỉ còn 7 tạ hoặc ít hơn. Giá nông dân bán khoai tại ruộng chỉ 4.000 đồng/kg nhưng công vận chuyển cho khách hàng đắt gấp đôi mức trên. Ảnh: NVCC
Trung bình 1 ha trồng khoai thu về được 4 tấn, nay do hư hỏng chỉ còn 7 tạ hoặc ít hơn. Giá nông dân bán khoai tại ruộng chỉ 4.000 đồng/kg nhưng công vận chuyển cho khách hàng đắt gấp đôi mức trên. Ảnh: NVCC

 

Người mang khoai lang lên chợ mạng chia sẻ, giá 1 kg khoai mua tại ruộng của nông dân chỉ 4.000 đồng. Tuy nhiên, phí vận chuyển mỗi tấn khoai từ ruộng tới điểm tập kết ở Đà Lạt đã hơn 3 triệu. Để chuyển ra Hà Nội, vào TP HCM hoặc đi các tỉnh, người bán sẽ phải trả thêm cho nhà xe 4.000 đồng mỗi kg.

“Bán đắt hàng, nhưng nông dân cũng không thu lợi được bao nhiêu. Bởi chi phí vận chuyển đã gấp 2 lần giá khoai”, chị Mao nói.

Đại diện công ty chế biến thực phẩm Đà Lạt, một trong những đơn vị thu mua cho biết, hàng năm, công ty vẫn thu mua khoai tại Đà Lạt, Đắk Nông, Đắc Lắk. Tuy nhiên, số lượng phụ thuộc vào chất lượng và nhu cầu thị trường. Vụ vừa rồi, tổng số khoai doanh nghiệp thu mua từ dân là 80-90 tấn. Do đã đủ sản lượng nên đơn vị chưa có kế hoạch mua thêm.

Không có mô tả ảnh.

Ông Nguyễn Văn Kiên, Phó giám đốc Trung tâm nông nghiệp huyện Đức Trọng chia sẻ, người dân ở đây đã có kinh nghiệm trồng khoai mấy chục năm. Tuy nhiên, chuyện được mùa với vấn đề đầu ra là khác nhau. Giá cả và số lượng khoai tiêu thụ mỗi vụ hiện nay phụ thuộc vào thỏa thuận riêng giữa các đơn vị thu mua và hộ trồng khoai.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, do khoai trồng tốn công, nhiều vốn, nông dân đã dần thay thế bằng loại cây trồng mới. Vùng trồng khoai đã di chuyển, tập trung nhiều hơn ở một số địa phương lân cận thuộc các tỉnh Đắk Nông, Đắc Lắk.

Nguồn báo Zingnews

Nguồn báo Gia Đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *