Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa Linn, thuộc họ gừng (Zinggiberaceae), rễ cây nghệ được gọi là khương hoàng, rễ củ gọi là uất kim. Nghệ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tamil Nadu, thuộc đông nam Ấn Độ.
Nghệ có vị cay, đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ, nghệ có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết.
Nghệ được sử dụng rộng rãi làm gia vị trong ẩm thực Nam Á và Trung Đông. Nhiều món ăn Ba Tư sử dụng nghệ như một thành phần khởi động. Hầu như tất cả các món ăn chiên ở Iran đều có dầu, hành, và nghệ kèm theo bất kỳ thành phần khác mà sẽ được thêm vào.
Không chỉ là loại gia vị cho bữa ăn, từ xưa, trong dân gian đã biết sử dụng cây nghệ như một loại thảo mộc quý vừa dùng dể chữa mụn nhọt, liền sẹo, làm lành vết thương, trị sỏi mật, đau nhức chân tay… và đặc biệt là chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, Alzheimer, phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư.
Thành phần hóa học chính của nghệ là các hợp chất curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa.
Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ với tính năng chữa bệnh tiềm tàng với một số các chứng bệnh, bao gồm ung thư, Alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác.
Tên hóa học của nó là (1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion.
Theo các nghiên cứu cơ bản khác nhau, việc sử dụng chất curcumin hoặc nghệ có thể ngăn chặn một số giai đoạn phát triển ung thư ở dạng đa khối u. Một nghiên cứu về curcumin trên các tế bào ung thư ở người trong ống nghiệm bằng cách sử dụng hỗn hợp các phân tử với thảo mộc chống buồn nôn thalidomide để tạo ra quá trình chết rụng tế bào ở các tế bào gây ra ung thư tủy.Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong nghệ có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn;
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại nghệ phổ biến là nghệ đen và nghệ vàng.
Nghệ đen:
Nghệ đen (còn được gọi là nghệ xanh, nghệ tím) thường được trồng ở miền Bắc, có tên gọi khoa học là Curcuma zedoaria, thuộc họ gừng (còn được gọi là nga truật, tam nại hay ngải tím). Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm. Củ nghệ đen chứa nhiều tinh dầu. Người ta đào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, xắt lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm, sao vàng.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, tính cay, mùi hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.
Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua, chữa các vết thâm tím trên da… Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, loại nghệ này vẫn thường được sử dụng theo dạng sắc, bột hay thảo mộc viên.
Trong Tây y, chúng được sử dụng trong các đơn thảo mộc bổ. Mỗi ngày, sử dụng một muỗng cà-phê bột nghệ đen hòa tan trong nước sẽ giúp ăn nhiều và ngon miệng hơn. Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng đối với người không bị viêm loét dạ dày.
Chống chỉ định với bệnh viêm loét dạ dày
Thời gian gần đây, nhiều trang thông tin điện tử đăng tải các bài viết về công dụng thần kỳ, chữa được bách bệnh của nghệ đen, khiến nhiều người tiêu dùng cố tìm cho bằng được để thêm vào bữa ăn hàng ngày hay bào chế thảo mộc chữa bệnh.
Tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên ngoài bệnh nhân viêm loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai và người đang bị rong kinh cũng không nên dùng. Theo những công năng, dược tính đã trình bày ở trên thì nghệ đen không thể dùng để thay cho nghệ vàng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ dùng chúng để điều trị riêng hoặc dùng chúng với nghệ vàng để tăng cường tính năng cho nhau. Vì vậy, các chuyên gia Đông y khuyên người dân nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi sử dụng.
Người bệnh có thể dùng nghệ đen để chế biến món ăn, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là dùng làm thảo mộc.
Nghệ vàng
Nghệ vàng từ lâu được dùng làm thảo mộc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, đau dạ dày, huyết ứ sau khi sinh và làm hạ cholesterol máu, chữa chảy máu cam, nôn ra máu… Củ nghệ vàng còn có tên gọi khác là khương hoàng, vị cay đắng, tính bình; có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Củ con của cây nghệ vàng vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ rất tốt với da trong những trường hợp bị vết thương chảy máu giúp mau lành vết thương và mau lên da non, không để lại vết sẹo.
Sách Đông y bảo giám cho rằng nghệ vàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau sinh đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng… Nhật hoa tử bản thảo cho nghệ vàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu sưng độc, tiêu cơm…
Trong Nam dược thần hiệu, một số phương thảo mộc dùng nghệ vàng được ghi nhận như phòng và chữa các bệnh sau sinh (dùng một củ nghệ nướng, nhai ăn); chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹn cổ, khó thở (nghệ 100 g, giã nát, hòa với đồng tiện, vắt lấy nước cốt uống); chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái gắt (xắt nghệ và hành, uống); trị chứng điên cuồng, tức bực, lo sợ (nghệ khô 250 g, phèn chua 100 g tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước chín, ngày uống 2 lần)…
Nghệ vàng có hiệu quả tuyệt vời trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Hoạt chất trong nghệ vàng có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả , có tác dụng làm giảm tiết dịch vị, kích thích sản sinh chất nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tác dụng chống viêm, làm liền vết loét ở thành dạ dày nhanh chóng, tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa giúp bệnh nhân ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn nhưng không làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Khi kết hợp với mật ong, nghệ vàng có hiệu quả rất tốt trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng…
Đặc biệt, phụ nữ sau khi sinh, khí huyết kém, da không tươi nhuận, hồng hào, có thể dùng bột nghệ để bôi khắp cơ thể để giúp da đàn hồi tốt và khí huyết lưu thông, hoặc có thể dùng bột nghệ hòa với sữa hoặc sữa chua để bôi lên mặt để da được hồng hào hơn.
Ngoài ra nghệ còn cho hiệu quả không ngờ trong việc trì hoãn dấu hiệu lão hóa da, loại bỏ tế bào da chết, làm sáng da và loại bỏ lông mặt. Nghệ vàng có tính kháng khuẩn và khử trùng giúp làm giảm mụn trứng cá.
Trên thực tế hiều người cho rằng dùng nghệ đen tốt hơn nghệ vàng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn về y học cổ truyền thì nghệ đen và nghệ vàng có tác dụng rất khác nhau.
Thời gian gần đây, nhiều trang thông tin điện tử đăng tải các bài viết về công dụng thần kỳ, chữa được bách bệnh của nghệ đen, khiến nhiều người tiêu dùng cố tìm cho bằng được để thêm vào bữa ăn hàng ngày hay bào chế thảo mộc chữa bệnh.
Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày vì nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh này mà còn làm cho bệnh diễn biến nặng hơn. Do có tính chất phá huyết, nghệ đen hoàn toàn không có tác dụng làm lành vết thương mà ngược lại, chúng còn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, vết thương lâu lành hơn.
Tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên ngoài bệnh nhân viêm loét dạ dày. Nó cũng được cảnh báo là không dùng cho phụ nữ đang mang thai vì có nhiều nguy cơ sẩy thai. Không được dùng trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật vì nó làm chậm quá trình đông máu gây chảy máu nhiều và có thể dẫn đến tử vong. Theo những công năng, dược tính đã trình bày ở trên thì nghệ đen không thể dùng để thay cho nghệ vàng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ dùng chúng để điều trị riêng hoặc dùng chúng với nghệ vàng để tăng cường tính năng cho nhau. Vì vậy, các chuyên gia Đông y khuyên người dân nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi sử dụng.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp!
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.