TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

Thành phần :

 

Tinh dầu thiên nhiên: Bạc hà,  khuynh diệp, húng lũi, tía tô, gừng, quế, sả, cam, chanh, tràm trà,…

Bạc hà:

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

Thành phần trong tinh dầu Bạc Hà là: gồm 2 thành phần chủ yếu để tạo ra đặc tính riêng của bạc hà chính là: Menthol & Menthone.

Khi bị cảm cúm, cảm lạnh chỉ cần vài giọt tinh dầu bạc hà vào chậu nước nóng và xông hơi cho đổ mồ hôi sẽ giúp các triệu chứng cảm thuyên giảm. Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà sẽ làm cho làn da của bạn trở nên tươi tắn và tràn ddafyd sức sống hơn.

Khuynh diệp:

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

Khuynh diệp có thành phần chính là Eucalyptol, hoạt động như một chất chống nấm mốc tốt và giảm viêm, kháng khuẩn tốt. Khuynh diệp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề về oxy hóa trong cơ thể. Nó là 1 hợp chất hữu cơ tự nhiên không màu và là thành phần của nhiều sản phẩm liên quan đến răng miệng và đường hô hấp.

Theo đông y, tinh dầu khuynh diệp hay còn gọi là tinh dầu bạch đàn có vị cay, tính ấm làmlàm giảm các triệu chứng cảm cúm cảm lạnh, hạ sốt tốt. Dùng thường xuyên tinh dầu này ở dạng xông hít sẽ giúp bạn tránh được các bệnh về đường hô hấp.

 

Húng lũi

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

Rau húng lủi có tác dụng kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều men tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Khi dạ dày khó chịu, có thể uống 1 ly trà nóng cùng với vài cọng húng lủi, hoặc ăn trực tiếp sẽ giúp bao tử dễ chịu hơn. Húng lủi còn làm giảm sự tăng sinh của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh và hỗ trợ hội chứng ruột kích ứng. Húng lủi nhờ đặc tính kháng khuẩn tốt nên được áp dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Tía tô:

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

Theo Đông y, tía tô có vị the cay, mùi thơm đặc trưng, giúp làm ấm cơ thể. Lá tía tô có tác dụng hỗ trợ đường tiêu, trị cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp. Theo các nghiên cứu khoa học, tía tô giàu giá trị dinh dưỡng đối với cho cơ thể.Từ thân, lá , cành, hạt của cây đều có tác dụng làm thuốc rất tốt.

Tía tô còn có tác dụng làm giảm các cơn co thắt của cơ trơn tại phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Nước từ lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng gây bệnh cho cơ thể.

Hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

Gừng

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

Gừng được sử dụng trong nhiều món ăn của người dân Việt Nam. Trong Y học cổ truyền, gừng còn được coi là vị thuốc quý, được chế biến dưới dạng tươi (sinh khương) hoặc khô (can khương), vỏ gừng (bào khương) cũng được dùng để chữa bệnh

Tên khoa học của gừng là Zingiber officinale Rosc., họ gừng (Zingibernacae). Trong củ gừng có khoảng 3% tinh dầu, ngoài ra còn có 5% chất nhựa , 3,7% trong gừng là của chất béo, tinh bột và chất cay (zingeron, zingerola, shogaola…). Các chất trong gừng có tác dụng hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như: hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống nôn, chống loét và ức chế thần kinh trung ương… và có hoạt tính miễn dịch.

Quế:

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

 

Thành phần dầu hoạt tính của quế mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được các nhà khoa học đã chứng minh.

Tinh dầu quế có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hỗ trợ tốt trong việc điều trị cảm cúm nhờ khả năng kháng khuẩn hiệu quả.

Sả

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

 

Sả có vị cay, tính ấm giúp tiêu hoá tốt, sát trùng, sát khuẩn… đồng thời chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó các khoáng chất trong sả có tác dụng hỗ trợ các chứng bệnh cảm cúm thông thường.

Bên cạnh việc trị cảm lạnh thì tinh dầu sả giúp người sử dụng sản phẩm có cảm giác thèm ăn và ngon hơn. Ngoài ra, hương thơm dễ chịu, lại là khắc tinh của các loại côn trùng, muỗi bọ khiến chúng tránh xa.

Cam

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

 

Trong tinh dầu cam hàm lượng vượt trội nhất là nhóm terpene với limonene, bên cạnh đó rượu hydrocarbon béo chuỗi dài, aldehyde như 1-octanol và octanal là nhóm chất quan trọng thứ hai.

Liminene (Bản chất là monoterpene monocyclic) một trong số những thành phần chính của tinh dầu cam có khả năng làm giảm quá trình stress, oxy hóa một cách rất hiệu quả. Bên cạnh đó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chanh

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

 

Tinh dầu chanh có hai hợp chất limonene và b-pinene là chất kháng khuẩn tự nhiên siêu mạnh. Nhờ tác dụng này mà tinh dầu chanh được ứng dụng trong việc làm sạch hay bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, xông nhà bằng tinh dầu này có thể làm sạch không gian, tiêu diệt vi khuẩn và xua đuổi côn trùng.

Tràm trà:

 

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

 

Tinh dầu tràm y rất phù hợp để tránh gió, chống cảm lạnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ nhờ tính ấm của tràm. hoa một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân, bàn tay, sau dái tai… để phòng cảm lạnh cho bé. Vào mùa đông, có thể nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm để làm ấm cơ thể, giúp kinh mạch trong người lưu thông, tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, không được để nước có tinh dầu tràm dính vào mắt sẽ làm mắt bị cay, rất khó chịu.

Công dụng 

TINH DẦU XÔNG CẢM TRẦN MAO

  • Xông trị cảm cúm, nhức mỏi, đau đầu, sổ mũi
  • Xông sát khuẩn hỗ trợ các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm cúm.
  • Xông làm ấm cơ thể khi đi mưa về.
  • Xông sau khi đi đến những nơi có khí lạnh giúp cơ thể thoải mái.

Cách dùng :

  • Bước 1: Nấu nước sôi từ 2- 3 lít.
  • Bước 2: Cho 2ml tinh dầu xông cảm vào nồi/ thau đã nấu sôi.
  • Bước 3: Mặc đồ mỏng, trùm mền kín qua người, cúi mặt vào nồi xông. Để tránh hơi nóng làm bỏng da khi xông cần mở nắp từ từ.

Lưu ý:

  • Sau khi xông xong ngồi nghỉ 10-15 phút thì lau khô mồ hôi, không nên tắm liền sau khi xông.
  • Dùng cho đèn xông tinh dầu trong phòng ngủ, phòng khách, xe hơi cũng rất tốt.
  • Tinh dầu từ thiên nhiên, có thể dử dụng cho em bé và mẹ bầu

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *