I. Giới thiệu về chuối hột rừng Thảo Nguyên:
Chuối hột rừng có thân cao 3 – 4m. Mọc tự nhiên rất nhiều ở các vùng miền núi nước ta như Trường Sơn, Tây Bắc, miền Trung, Bắc Trung Bộ… . Khác với chuối trồng tại nhà, hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng, có màu đỏ thẫm. Đặc điểm rất đáng chú ý là trái chuối hột rừng có rất nhiều hột, khi chín ngả màu vàng rất đẹp. Trái chuối hột càng nhỏ càng có nhiều nhựa, càng có nhiều chức năng điều trị bệnh. Người dân tộc thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu uống, nay trở thành bài thảo mộc được nhiều người sử dụng. Chuối hột rừng xắt mỏng, phơi khô, ngâm với rượu nặng, càng lâu càng tốt. Cho ra một loại rượu có màu vàng tươi, giống màu rượu ngoại, có mùi thơm.II. Công dụng của chuối hột rừng Thảo Nguyên:
1. Trái chuối hột rừng
Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thảo mộc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt. Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.
Trị táo bón ở trẻ em: Lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn. Sau đó lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mười phút sau là đi đại tiện được. Trị sỏi bàng quang: Trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần dùng 50 – 100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng như nước hãm để pha trà uống. Trị bệnh thống phong (bệnh gút): Lấy 3g quả chuối hột (rừng), 4g củ ráy (rừng), 1g khổ qua, 2g tỳ giải. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói. Ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào. Trị hắc lào, lang ben: Trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi. Hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày. Xổ giun: Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.2. Hạt chuối hột
Chuối hột dùng để chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mới lấy hạt được. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ sắc uống hàng ngày. Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: 200g giã nát ngâm với 1 lít rượu 40 độ. Trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thảo mộc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.3. Rượu chuối hột rừng
Một trong những “sản phẩm” được ưa chuộng của chuối hột rừng lại chính là rượu chuối hột rừng đang được các nhà sản xuất quan tâm chế biến và quảng bá rộng rãi. Gồm 1kg chuối hột rừng ngâm với 2 – 2,5 lít rượu ngon, loại 40 – 45 độ. Rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh. Ngoài ra, nó còn giúp giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…III. Cách ngâm rượu chuối hột từ chuối hột rừng Thảo Nguyên:
- Chuối hột rừng Thảo Nguyên.
- Rượu ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp (thường gọi là rượu cốt,rượu nguyên chất, nồng độ phải > 40 độ).
- Dụng cụ ngâm rượu bằng thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỹ nắp, 100 ngày (3 tháng 10 ngày) sau là uống được, để càng lâu càng tốt.
- Rượu chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận, uống 1/2 tách uống trà mỗi bữa ăn.